Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015

Bảo vệ thương hiệu Doanh nghiệp bằng Tên miền


Ngày nay, người sử dụng Internet tại Việt Nam rất quen thuộc với tên miền .com (tên miền quốc tế) và tên miền .com.vn (tên miền Việt Nam).

Và khuynh hướng này tạo nên giá trị của tên miền. Nếu bạn chọn một tên miền khác không phải hai tên miền tương ứng như trên, bạn có thể sẽ gặp một số vấn đề như sau:




Bị mất một số khách hàng tiềm năng. Vì theo thói quen, họ sẽ truy cập vào trang web .com hay .com.vn, nhưng đó không phải là trang web của bạn. Một tay đầu cơ nào đó mua tên miền này, lập ra trang web làm thiệt hại uy tín công ty bạn và ép bạn phải mua lại tên miền với giá cao.

Đối thủ cạnh tranh của bạn mua tên miền này, và lập ra trang web với thông tin sai lệch về công ty bạn. 
Uy tín thương hiệu của công ty bị giảm sút vì không sở hữu được tên miền theo tên công ty của mình. 
Các tranh chấp về tên miền có thể làm cho công ty mất nhiều thời gian và tiền bạc. Tóm lại, để bảo vệ thương hiệu của mình, bạn nên đăng ký hai tên miền .com và .com.vn tương ứng với tên công ty (hay tên sản phẩm). Và cũng có thể đăng ký thêm cả tên miền .net, .org nếu xét thấy việc này là cần thiết.

Tên miền quốc gia:

Tên miền cấp một quốc gia có phần cuối là 2 ký tự viết tắt của tên quốc gia hay vùng lãnh thổ. Ví dụ .vn, .uk, .fr... Khi bạn đăng ký tên miền này, thì đương nhiên người dùng sẽ biết ngay website của bạn đến từ nước nào.

Hiện nay không dễ gì đăng ký được một tên miền ưng ý. 

Tên miền quốc tế:

Bao gồm .com, .net, .org, .edu, .gov ... và những tên miền có đuôi mới như: .aero, .biz, .coop, .info, .museum, .name và .pro .Đối với người dùng Internet, tên miền này cho họ thấy website mà họ đang truy cập "mang quốc tịch" đa quốc gia. Điều đó cũng có nghĩa nếu công ty bạn có định hướng vào thị trường ngoài nước thì tên miền cấp một dạng này là thích hợp nhất.

ICANN chỉ định những công ty cấp phát tên miền, những công ty này tiếng Anh gọi là registra. Danh sách các nhà cung cấp tên miền được công bố trên website của ICANN.

Trừ những tên miền hạn chế mua như .aero, .coop, .museum, .gov, còn lại bạn có thể mua trực tiếp từ các registrar hay nhờ đơn vị thiết kế website mua hộ rồi bàn giao thông số quản trị lại cho bạn.

Đăng ký tên miền ở đâu?

Tên miền cấp một có phần cuối chỉ có "một chấm". Hiện nay ICANN là tổ chức quốc tế có uy tín duy nhất quản lý và phát triển hạ tầng kỹ thuật vận hành hệ thống tên miền này. Hệ thống tên miền cấp một (ví dụ .vn) cũng là gốc cho tên miền cấp hai (ví dụ .com.vn). Tên miền cấp một được người ta phân biệt ra thành hai loại hình nêu trên


Chọn tên miền đẹp dễ nhớ và tốt cho SEO


Ai cũng biết việc chọn cho tôi tên miền đẹp và dễ nhớ là rất dễ. Nhưng ngày nay, các tên miền đẹp và dễ nhớ đã bị mọi  người chọn và đăng ký rồi, cho nên vấn đề gặp phải là ứng  với ngành, lĩnh vực tôi đang và muốn làm website cho nó thì  chon tên miền sao cho phù hợp, đẹp, dễ nhớ & quan trọng nhất  là còn đăng ký được.




1. Đưa ra TOP 5 tên miền đẹp, dễ nhớ.

Làm  sao bạn có thể chọn đúng các từ khoá thuộc lĩnh vực tôi  đang làm. Đơn giản, bạn hãy dùng các công cụ từ khoá để liệt  kê ra TOP 10 hoặc TOP 5 các từ khoá liên quan.

Tiếp đến, bạn lên các Websites đăng ký tên miền, tìm kiếm và liệt kê ra  các tên miền đẹp nhất (Tất nhiên là chưa có ai đăng ký à). Tốt  nhất là chọn ra khoảng TOP 5 tên miền và sau đó dùng phương  pháp loại trừ để chọn ra 1 tên miền ưng ý nhất (Nếu bạn là  tập thể thì đưa ra bầu chọn 5 tên miền và lấy tên miền có  nhiều bầu chọn nhất). Các tên miền có thể chỉ lấy 1 cái duy  nhất hoặc cũng có thề chọn cả 5 với đều kiện là Chỉ lấy 1  tên miền làm chính.

Chẳng hạn, bạn đang hoạt động trong  lĩnh vực Bất Động Sản, thì bạn sẽ nghĩ ngay đến từ khoá: bat  dong san, bds, nha dat, dat dai,....tuy nhiên đây chỉ là những cái  từ khoá chính, ngoài ra bạn có thể thêm ghép các từ khoá: the  gioi, tim, tim kiem, buon ban, thi truong, mua ban, trung tam,....vào  các từ khoá chính nói trên.

Thế thì tôi sẽ tìm kiếm  các tên miền đẹp nhật từ đấy và tôi liệt kê ra TOP 5 nha (Tất  cả các tên miền tôi cho nó là chưa có ai đăng ký nha - cứ vậy  nha đừng có hỏi nhiều không trả lời được):

Cuối  cùng tôi dùng phương pháp loại trừ (ở đây tôi 1 tôi nên mới  dùng thế - chứ mà có đông người là đưa ra bầu chọn đàng hoàng  à nha) - tôi quyết định chọn cái tên miền đẹp mà ai cũng mơ  ước www.nhadat.com(Vợt vai vép Nhà đất chấm cơm).

Tại sao  tôi lại chọn nó, vì theo như thống kê của các cỗ máy tìm  kiếm, người ta lên internet để tìm kiếm thông tin liên quan đến  bất động sản, nhà cửa đất đai thì người ta tìm nhà đất nhiều  nhất. Vậy tại sao tôi không lấy cái tên www.batdongsan.com? vì từ  khoá bất động sản nằm sau cái nhà đất. Điều này chứng tỏ  rằng tôi sẽ có cơ hội tăng traffic từ cỗ máy tìm kiếm với từ  khoá nhà đất và các từ khoá liên quan

2. Tên miền chỉ tôi tôi có à:

Đừng  có chọn tên miền mà trùng hoặc gần giống với người ta, nó  gây ra nhầm lẫn hoặc nghe không hay đâu. Ví dụ nếu cái tên miền  www.nhadat.com mà có ai mua rồi thì đừng nên chọn mua cái  www.nhadat1.com, www.nhadat2.com, www.nhadat3.com,....như vậy tôi có  thể chọn hàng trăm, hàng ngàn, hàng tỉ, hàng hàng,...tên miền  na ná như thế.

Do đó, tên miền phải là duy nhất và không  gây nhầm lẫn là tốt nhất.

3. Chọn cái đót com đi:

Giả sử  cái www.nhadat.com đã bị đăng ký mất nhưng nhadat.net hoặc  nhadat.org hoặc chấm cái khác nó còn, nhưng tai sao tôi lại không  chọn nó đi vì nếu bạn chọn thì cho dù bạn có chiến dịch  quảng cáo marketing hay đến mức là website bạn nổi tiếng như  vnexpress.net thì vẫn có người nhầm lẫn đánh vnexpress.com (đảm  bảo là có ai dám nói không có xem nào).

Do đó, ưu tiên ưu  tiên và ưu tiên chọn chấm com.

4. Chọn cái dễ gõ trên bàn phím í:

Nhiều  cái tên miền đẹp ngắn gọn, dễ nhớ nhưng khó gõ trên bàn phím  pà cố. Chẳng hạn như: buonbannhadat.com, buonbanle.com khó gõ  lắm nha đừng có giỡn - Nói tóm lại là chọn tên miền càng gõ  ít càng tốt như AAA.com, ACB.com, cnn.com,...

Vậy là có tên  miên dễ gõ rùi đó nha.

5.  Chọn cái dễ nhớ luôn

Cái nào dễ nhớ so  với mọi người, đối tượng mà bạn nhấm tới. Đừng nên chọn cái  tên miền gây khó nhớ và nhầm lẫn với cái khác. Ví dụ như:  nhadatdothi.com - dễ nhớ đối với những người quen với nó nhưng  sẽ khó nhớ đối với những người không xem đó là từ khoá thông  dụng.

6. Giữ độ ngắn của tên miền đến mức có thể:

tôi  có thể chọn: muabannhadat.com, thegioinhadat.com,  timkiemnhadat.com,...nhưng để tối ưu và ngắn gọn hơn tôi quyết  định chọn www.nhadat.com.

7.  Chọn cái tên miền có nội dung cho người ta mong đợi:

Nhiều  tên miền tưởng chừng vào nó sẽ tìm được những cái hay, cái  liên quan đến tên miền nhưng thật ra thì không phải. Đừng bao  giời làm thất vọng sự mong đợi của người truy cập lần đầu  tiên vào website. Tôi thích cái www.nhadat.com, www.vieclam.com,  www.muaban.com,....vì vào đó sẽ có những thông tin lên quan tôi  muốn tìm. Những Google.com, Monster.com,...phải mất thời gian và  đầu tư lâu dài họ mới có định hướng đúng như ngày hôm nay.

Vậy  thêm 1 cái thủ thuật nữa là chỉ chọn tên miền đúng với nội  dung cung cấp

8.  Chú ý những từ khoá quy phạm luật tên miền:

Có  thể bạn có 1 cái tên miền rất đẹp, bạn đã đăng ký nó ở  nước ngoài, nó có thể giết chết doanh nghiệp hoặc website của  bạn khi đi đăng ký thì tên miền của bạn thuộc danh sách đen  (như: muabanlon.com - mua bán lớn - những tên miền quy phạm thuần  phong mỹ tục Việt Nam)

Bạn nên tham khảo luật đăng ký tên  miền trước khi quyết định mua để khỏi phải phí thời gian vô  ích.

9. Chọn cái  gần với Thương hiệu của bạn:

Bạn đã đăng  ký thương hiệu, nhưng nhỡ may cái tên miền ứng với thương hiệu  đó đã bị đăng ký mất, vậy thì làm sao? Có gì đâu bạn thêm  cái gì đó vào - bạn cho đó là có ý nghĩa.

Giống như  cái ông SQuangCao.com cái tên miền www.quangcao.com người ta đăng  ký mất, ổng không biết đăng ký cái nào nên ổng đăng ký cái  SQuangCao.com - Chuyên về quảng cáo.

10. Bỏ cái dấu nối (-) và số đi nha

Nhiều  người khi đăng ký tên miền luôn thêm cái dấu gạch nối (-) hoặc  số vào, nó không có tốt, nó gây cho người ta khó nhớ. Ví dụ:  www.nha-dat.com, www.nhadat360.com,...kho nho hon la muabannhadat.com à  - và người ta thường gõ liền nhau các tên miền. Nên đừng chọn  cái tên miền có dấu gạch (-) và có số (0, 1, 2,...).

11. Đừng có chọn tên miền  có những từ so sánh hay chuỗi từ:

Những  từ này thường gây cho người ta dễ dàng nhầm lẫn và ác cảm  cái gì tôi cũng hơn, hay chỉ tồn tại ở một thời gian duy  nhất. Ví dụ như www.hotnhat.com, nhadat2007.com,...nó sẽ không tốt  đâu và sẽ có hàng tỉ tên miền tương tự thế.

12. Sử dụng cái trang tìm  kiếm tên miền có nhiều ưu điểm nhất:

Chọn  cái trang check tên miền với nhiều tính năng và nhanh nhất. Nó  có thể đưa ra cho bạn các giải pháp và các tên miền liên quan  ứng với những từ thông dụng nhất.Chọn cái sites tìm tên miền  nhanh và dễ nhất như http://ajaxwhois.com/

Tuy nhiên, đừng  có đăng ký thông qua các sites này mà hãy chon nhà đăng ký uy  tính nhất.

Vậy là tôi đã chọn được cho tôi cái tên  miền đẹp, dễ nhớ và tốt cho SEO

Kinh nghiệm chọn và đăng ký tên miền


1. Tên miền càng ngắn càng tốt

Tên miền càng ngắn càng tốt, ví dụ: iti.vn | tintuc.vn | sms.vn..., tên miền ngắn sẽ dễ nhớ, dễ gõ và khách hàng dễ tìm thấy Website của bạn trên Internet.




2. Tên miền phải dễ nhớ và không viết sai

Tên miền ngắn nhưng phải dễ nhớ, dễ đọc và không thể viết sai. Tên miền tốt là tên miền có từ gợi nhớ hoặc liên quan đến lĩnh vực hoạt động của bạn, ví dụ: iti.vn | thietkehay.com ... Các tên miền gần gũi với đời sống, tên miền đặc biệt, ngộ nghĩnh, ấn tượng rất đáng để quan tâm.

3. Tên miền liên quan đến sản phẩm, thương hiệu, tên công ty của bạn 

Điều này giúp nhiều khách hàng biết đến sự hiện diện của bạn trên mạng Internet. Ví dụ như: iti.vn | hostnhanh.com | thietkehay.com....Tuy nhiên bạn thường khó chọn được đúng tên miền mình muốn do tên miền đã bị chủ thể khác đăng ký, gặp tình huống này cách tốt nhất mà không tốn thêm một đồng chí phi nào đó là bạn hãy để nhân viên Hostnhanh tư vấn cho bạn.

4. Đăng ký tên miền theo kiểu "bao vây tên miền"

Ðăng ký nhiều tên miền theo kiểu "bao vây tên miền" chính để đối thủ không thể đăng ký tên miền tương tự gây nhầm lẫn với tên miền của bạn, có tác dụng tiêm phòng đây là cách hiệu quả nhất để bảo vệ thương hiệu của bạn.

5. Chọn tên miền Việt Nam hay Quốc tế

Nếu là doanh nghiệp Việt Nam hoặc doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, tên miền Việt Nam .vn | .com.vn | .net.vn... chắc chắn là sự lựa chọn tốt nhất. Trường hợp sản phẩm dịch vụ của Quý khách cung cấp cho thị trường toàn cầu nên đăng ký thêm các tên miền quốc tế .com | .net | .org...

6. Quy tắc đặt tên miền

- Tên miền gồm các ký tự từ a đến z, các chữ số từ 0 đến 9 và dấu -, không phân biệt chữ hoa, chữ thường.
- Tên miền không được nhiều hơn 63 ký tự (không bao gồm .vn | .com.vn | .net.vn | .com | .net | .org...)
- Không bắt đầu tên miền bằng dãy ký tự xn--
- Không bắt đầu hoặc kết thúc tên miền bằng dấu -
- Khoảng trắng và các ký tự đặc biệt khác đều không hợp lệ.

Kinh nghiệm đầu tư và kinh doanh Tên miền .VN


Cùng với những động thái tích cực của VNNIC trong thời gian vừa qua: giảm giá domain, cấp phát domain 1,2 ký tự, hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng và hệ thống bảo mật, thì cho đến nay, theo công bố của VNNIC, domain .VN đã vượt qua domain .SG để đứng đầu khu vực.




1. Hãy đầu tư đúng.

Để có cơ hội cần phải tạo cơ hội. Để tạo cơ hội cần phải đầu tư đúng. 

2. Hãy quản trị được dòng tiền:

Đầu tư và kinh doanh domain không phải một sớm một chiều mà phải là chiến lược 5-10 năm. Do đó, việc kiểm soát tài chính trong đầu tư tên miền là cực kỳ quan trọng. Rất nhiều domainer đã phải trả giá (bỏ ngang việc đầu tư) vì đã không quản trị được nguồn tài chính này. 

3. Tiếp cận người mua một cách khôn ngoan:

Bạn nghĩ rằng đầu tư domain là mua là bán được sao? Trong thế giới thực của domainer không hề có chuyện đó. Bạn phải tiếp thị và tiếp thị liên tục. Nhưng tiếp thị khác với spam. Bạn phải cần có chiến lược và các bước đi khôn ngoan. 

4. Tuân thủ luật chơi của Việt Nam

Bạn rao bán tên miền tại rất nhiều diễn đàn, mua các tên miền thương hiệu và sử dụng chúng với mục đích xấu, không nắm được quy định của VNNIC trong việc chuyển nhượng domain là đã tự làm mất cơ hội của chính mình.

Để chuyển nhượng được domain tại Việt Nam, bạn phải quản lý được 1 rủi ro lớn nhất là "Tên miền chỉ có thể được đăng ký cho chủ mới khi nó đã được ở trạng thái tự do trên hệ thống VNNIC".

Cách chuyển nhượng là gì?

Chỉ đơn giản là bạn gửi cùng một lúc 2 bộ hồ sơ lên VNNIC (nhà đăng ký sẽ làm giúp bạn). Tuy nhiên, rủi ro chính là ở đây, phải chọn người của bạn tại nhà đăng ký trong vụ giao dịch này. Nếu không người rủi ro chính là bạn.


9 đặc điểm của tên miền tiềm năng


Ai cũng biết tên miền là tài sản, là bất động sản số. Ai cũng biết có thể kiếm tiền từ tên miền, nhưng không phải ai cũng biết một tên miền tiềm năng gồm những đặc điểm gì. Bài viết dưới đây tôi xin đưa ra 9 đặc điểm cơ bản của một domain tiềm năng. Domain tiềm năng được hiểu là domain sẽ đem lại lợi nhuận cho bạn.



1. Đuôi mở rộng phổ biến:

.COM là đẹp nhất, tuy nhiên theo báo cáo của Sedo, hiện các đuôi mã quốc gia cũng đang phát triển mạnh. Việc xác định đuôi nào là tùy bạn, tuy nhiên, nên chọn 1 cái đuôi dễ nhớ, thị trường tiềm năng nhiều người biết. Tại Việt Nam .COM, .VN, .COM.VN là lựa chọn tối ưu.

2. Càng ngắn càng tốt:

Đây là quy luật rất đơn giản. Số lượng từ càng ngắn càng tốt. Tuy nhiên, cần lưu ý để chọn giữa từ viết tắt và từ toàn nghĩa. Nếu phải lựa chọn, nên chọn từ toàn nghĩa thay cho từ viết tắt.

3. Dễ đọc:

Đừng dại dột mà đầu tư một tên miền mà sau khi đọc xong người ta không hiểu là gì hoặc sau khi nghe xong người ta hiểu nhầm sang một tên miền khác.

4. Dễ nhớ:

Có ai dám mua một tên miền mà sau khi đọc tới đọc lui cả chục lần mà vẫn không thể nhớ nổi cách viết không?

5. Có thể xây dựng thương hiệu:

Đây là một khuynh hướng đầu tư cùng tồn tại song song với khuynh hướng đầu tư Keywords. Theo tôi đây cũng là một kênh đầu tư tốt. Tuy nhiên, tuyệt đối tránh ăn cắp thương hiệu để tránh tranh chấp về sau.

6. Không nên có dấu gạch ngang:

Tại thị trường Việt nam là vậy, nhưng tại một số nước (Italia) lại chuộng dấu gạch ngang hơn.

7. Không kết hợp giữa chữ và số:

Khi mua 1 domain kết hợp giữa chữ và số, điều đó có nghĩa là bạn đã tạo ra 1 domain giống loại với hàng trăm domain khác. Ví dụ như bạn đầu tư hostnhanh24.com thì của bạn cũng sẽ chìm nghỉm trong đám hostnhanh365.com, hostnhanh247.com, hostnhanh24x7.com...

8. Không đầu tư vào tên miền có thể viết nhầm:

Trước đây, vẫn có một số domainer nhận được tiền do người sử dụng gõ nhầm chuyển hướng sang quảng cáo. Tuy nhiên, theo báo cáo của Go Daddy, tỉ lệ gõ nhầm ngày càng giảm và đây không còn là phân khúc hấp dẫn để đầu tư nữa.

9.Độc đáo:

Đây là một tiêu chí phức hợp đòi hỏi domain phải là domain keywords nhưng phải kết hợp độc đáo. Ví dụ như trường hợp của About.me, chỉ cần nhìn một lần là bạn ấn tượng, khác biệt và nhớ ngay.

Đây chỉ là một số gợi ý, trong quá trình đầu tư, điều đặc biệt quan trọng là thấy những điều người khác chưa thấy. Chúc các bạn thành công

Thứ Hai, 1 tháng 6, 2015

An toàn, bảo mật khi triển khai ảo hóa máy chủ

 Giải quyết sự cố.

Một vấn đề mà ta không thể không quan tâm đó chính và nguy cơ gián đoạn dịch vụ. Ảo hóa rất tốt, rất chuyên nghiệp, nhưng triết lý làm việc của nó là “tống tất cả trứng vào trong một giỏ” – quả là mạo hiểm khi đặt toàn bộ các Server đảm nhiệm các dịch vụ quan trọng vào trong một Server duy nhất. Đặc biệt là khi Server duy nhất này do phải tải quá nhiều các tác vụ nên lúc nào cũng phải ở trong tình trạng hoạt động hết công suất, điều này sẽ càng làm gia tăng nguy cơ về các sự cố bất thình lình trên Server vật lý. Một khi đã xuất hiện sự cố trên Server vật lý thì các Server ảo nằm trên đó cũng sẽ chịu chung số phận.



Tuy nhiên, nhược điểm này có thể giải quyết bằng một Server vật lý dự phòng. Khi Server vật lý chính phải ngừng hoạt động do hỏng hóc hoặc bảo trì, Server vật lý dự phòng sẽ chạy các máy ảo cho đến khi Server vật lý chính được xử lý xong. Nhưng để có được tính năng này, sẽ phải phát sinh thêm chi phí.

 Vấn đề bảo mật.

Trở ngại cuối cùng của ảo hóa chính là bảo mật. Việc chạy nhiều máy ảo trên một hệ thống phàn cứng duy nhất, chúng ta sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị đột nhập. Ví dụ như trong trường hợp XP mode của Windows 7, ta sẽ phải đối mặt với nguy cơ gặp phải kiểu tấn công guest-to-host attack: Phía tấn công sẽ tập kích guest OS, sau đó sẽ dựa vào các lỗ hổng bảo mật của phần mềm ảo hóa để vượt qua các cơ chế bảo vệ, để ghi vào vùng bộ nhớ của host OS . Dĩ nhiên, trường hợp ngược lại cũng có thể xảy ra (tấn công host OS trước sau đó mới tấn công guest OS).

Ưu điểm, nhược điểm của ảo hoá máy chủ.


 Ưu điểm.

Giúp tận dụng tối đa tài nguyên phần cứng của máy chủ vật lí, tiết kiệm chi phí đầu tư hệ thống.
Ảo hóa là một khái niệm quan trọng trong xây dựng nền tảng bảo mật máy tính.
Máy ảo có thể được sử dụng để tạo ra hệ điều hành, hay môi trường thực thi với tài nguyên giới hạn, mang lại một lịch trình đúng, bảo đảm tài nguyên.
Máy ảo có thể cung cấp ảnh ảo của phần cứng, hay cấu hình phần cứng mà bạn không có (chẳng hạn như thiết bị SCSI, đa xử lý,...). Ảo hóa cũng có thể được sử dụng để mô phỏng mạng hay các máy tính độc lập.



Máy ảo có thể được sử dụng để chạy nhiều hệ điều hành cùng một lúc: các phiên bản khác nhau hay thậm chí các hệ điều hành khác nhau.
Máy ảo cho phép cơ chế sửa lỗi mạnh mẽ và giám sát hiệu năng. Bạn có thể đặt vào một số công cụ ví dụ như là virtual machine monitor (VMM). Hệ điều hành có thể sửa lỗi mà không làm mất mát hiệu suất, hay thiết lập những kịch bản sửa lỗi phức tạp hơn.
Máy ảo có thể cách ly với những gì nó chạy, vì thế nó có thể ngăn chặn thiếu sót và lỗi. Bạn có thể chủ động đặt lỗi vào phần mềm để nghiên cứu cách xử lý tuần tự của nó.
Máy ảo làm cho phần mềm di chuyển dễ dàng hơn, vì thế những ứng dụng trợ giúp và hệ thống có tính di động.
Máy ảo là công cụ tuyệt vời để thử nghiệm lý thuyết. Từ khi chúng cung cấp sự cách ly, chúng có thể làm việc an toàn hơn. Chúng đóng gói toàn bộ trạng thái của hệ thống đang chạy: Người sử dụng có thể lưu trạng thái, khảo sát nó, sửa đổi nó, nạp lại nó và v.v...
Ảo hóa có thể khởi tạo hệ điều hành có sẵn để chạy trên những bộ nhớ đa xử lý được chia sẻ.
Máy ảo có thể được sử dụng để tạo ra các kịch bản test tùy ý, và có thể dẫn đến vài ý tưởng rất sáng tạo, chất lượng, hiệu quả.
Ảo hóa có thể tạo ra các tác vụ như là di chuyển hệ thống, sao lưu, phục hồi & quản lí dễ dàng, thuận tiện hơn.

 Nhược điểm:

Giải pháp ảo hóa có điểm nút sự cố (single point of failure): Hạn chế lớn nhất của ảo hóa là nó có một điểm nút sự cố. Khi một máy, mà trên đó, mọi giải pháp ảo hóa đang chạy, gặp sự cố hay khi chính giải pháp ảo hóa gặp sự cố, sẽ làm crash mọi thứ. Điều này nghe thật đáng sợ nhưng thực tế rủi ro này tương đối dễ phòng. Tăng sức chứa và thường xuyên sao lưu hệ điều hành ảo (cùng với ứng dụng ảo) là một cách thức giúp giảm thiểu nguy cơ mất dữ liệu và thời gian chết do single point of failure.
Ảo hóa yêu cầu những cỗ máy mạnh mẽ: Ảo hóa có thể tiết kiệm được tiền bạc bởi vì nó đòi hỏi ít phần cứng hơn và điều này cho phép hạn chế số lượng máy vật lý trong một doanh nghiệp nhưng nó không có nghĩa là có khả năng sử dụng các máy tính cổ lỗ sĩ để chạy các giải pháp ảo hỏa mới. Các giải pháp ảo hóa đòi hỏi một cỗ máy thật sự mạnh mẽ. Nếu cỗ máy được sử dụng không đủ mạnh, vẫn có thể triển khai các giải pháp ảo hóa nhưng khi mà không có đủ sức mạnh CPU và RAM cho chúng, nó sẽ thực sự làm gián đoạn công việc.
Ảo hóa có thể dẫn đến hiệu năng thấp: Thậm chí nếu cỗ máy mà trên đó các hệ điều hành và ứng dụng ảo đang chạy đủ mạnh, vấn đề hiệu năng vẫn có khả năng xảy ra. Một trong những thực tế gặp phải đó là một ứng dụng khi chạy trên môi trường không ảo hóa thì hoạt động tốt nhưng lại gặp vấn đề khi chạy trên hệ thống ảo hóa. Ví dụ: Hiệu suất của stress test trong môi trường ảo hóa có kết quả rất khác (và sai lệch) khi so sánh với stress test trên một máy dành riêng. Điều tốt nhất cần làm khi triển khai trên một nền tảng ảo hóa là luôn kiểm tra và theo dõi sát sao các vấn đề tiềm ẩn.
Ứng dụng ảo hóa không phải luôn luôn khả dụng: Trong khi trong hầu hết các trường hợp không thể dự đoán chính xác được một ứng dụng cụ thể có thể hoạt động tốt khi được ảo hóa hay không thì cũng có một số ứng dụng khác qua thực tiễn cho thấy bị suy giảm hiệu năng khi được ảo hóa.
Rủi ro lỗi vật lý cao: Rất tuyệt vời để lưu trữ/chạy 5 Server (ảo)rất quan trọng của bạn trong chỉ một Server vật lý. Nhưng bạn có bao giờ tưởng tượng được xung đột của 5 Server này chỉ bởi lỗi của 1 phần cứng trong Server vật lý? Nó sẽ đặt cả 5 Server quan trọng của bạn trong tình trạng offline. Đó rõ ràng là một nhược điểm và hạn chế lớn của ảo hóa cần phải cân nhắc khi có kế hoạch thiết lập một môi trường ảo hóa máy chủ.

Các mức độ ảo hóa.

 Ảo hóa toàn phần - Full Virtualization.

Đây là loại ảo hóa mà ta không cần chỉnh sửa hệ điều hành khách (guest OS) cũng như các phần mềm đã được cài đặt trên nó để chạy trong môi trường hệ điều hành chủ (host OS). Khi một phần mềm chạy trên guest OS, các đoạn code của nó không bị biến đổi mà chạy trực tiếp trên host OS và phần mềm đó như đang được chạy trên một hệ thống thực sự. Bên cạnh đó, ảo hóa toàn phần có thể gặp một số vấn đề về hiệu năng và hiệu quả trong sử dụng tài nguyên hệ thống.




Trình điều khiển máy ảo phải cung cấp cho máy ảo một “ảnh” của toàn bộ hệ thống, bao gồm BIOS ảo, không gian bộ nhớ ảo, và các thiết bị ảo. Trình điều khiển máy ảo cũng phải tạo và duy trì cấu trúc dữ liệu cho các thành phần ảo(đặc biệt là bộ nhớ), và cấu trúc này phải luôn được cập nhật cho mỗi một truy cập tương ứng được thực hiện bởi máy ảo.

 Paravirtualization - Ảo hóa song song

Là một phương pháp ảo hóa máy chủ mà trong đó, thay vì mô phỏng một môi trường phần cứng hoàn chỉnh, phần mềm ảo hóa này là một lớp mỏng dồn các truy cập các hệ điều hành máy chủ vào tài nguyên máy vật lý cơ sở, sử dụng môt kernel đơn để quản lý các Server ảo và cho phép chúng chạy cùng một lúc (có thể ngầm hiểu, một Server chính là giao diện người dùng được sử dụng để tương tác với hệ điều hành).

Ảo hóa song song đem lại tốc độ cao hơn so với ảo hóa toàn phần và hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên cũng cao hơn. Nhưng nó yêu cầu các hệ điều hành khách chạy trên máy áo phải được chỉnh sửa. Điều này có nghĩa là không phải bất cứ hệ điều hành nào cũng có thể chạy ảo hóa song song được (trái với Ảo hóa toàn phần). XP Mode của Windows 7 là một ví dụ điển hình về ảo hóa song song.

Phương pháp ảo hóa này có hai ưu điểm. Thứ nhất, giảm chi phí hoạt động do số lượng mã rất ít. Lớp phần mềm của ảo hóa song song hoạt động giống một cảnh sát giao thông , nó cho phép một hệ điều hành chủ truy cập các tài nguyên vật lý của phần cứng, đồng thời ngăn không cho các hệ điều hành chủ khác truy cập các nguồn tài nguyên đó.

Ưu điểm thứ hai của ảo hóa song song song là nó không giới hạn các trình điều khiển thiết bị trong phần mềm ảo hóa; thực tế là ảo hóa song song không hề có các trình điều khiển thiết bị. Thay vào đó, nó sử dụng các trình điều khiển thiết bị có trong một hệ điều hành chủ, gọi là máy chủ đặc quyền. Nó cho phép các công ty tận dụng hiệu suất phần cứng các máy chủ, chứ không bị giới hạn phần cứng mà các trình điều khiển phải sẵn có trong phần mềm ảo hóa này như trong ảo hóa mô phỏng phần cứng.

Tuy nhiên, phương pháp ảo hóa này cũng có một nhược điểm lớn: Do ít quan trọng và dồn truy cập vào một phần cứng cơ sở, ảo hóa song song yêu cầu các hệ điều hành chủ phải được thay đổi để tương tác với giao diện của nó. Công việc này chỉ có thể được thực hiện khi truy cập mã nguồn của hệ điều hành

Do đó, nhược điểm này sẽ được giảm thiểu khi sử dụng các máy chủ có các con chip mới trong cơ sở hạ tầng sản xuất. Một ví dụ của ảo hóa song song là một sản phẩm nguồn mở mới có tên gọi Xen, được công ty thương mại XenSource bảo trợ. Xen cũng xuất hiện trong các nguồn phân phối Linux gần đây từ Red Hat và Novell, và có trong nhiều nguồn phân phối cộng đồng Linux như Debian và Ubuntu. XenSource cũng tự bán các sản phẩm dựa trên Xen. Một phần mềm tiềm năng khác là Virtual Iron, một giải pháp dựa trên Xen

Ảo hóa hệ điều hành.

Một hệ điều hành được vận hành ngay trên một hệ điều hành chủ đã tồn tại và có khả năng cung cấp một tập hợp các thư viện tương tác với các ứng dụng, khiến cho mỗi ứng dụng truy xuất tài nguyên phần cứng cảm thấy như truy xuất trực tiếp máy chủ vật lý. Từ phối cảnh của ứng dụng, nó được nhận thấy và tương tác với các ứng dụng chạy trên hệ điều hành ảo, và tương tác với hệ điều hành ảo mặc dù nó kiểm soát tài nguyên hệ điều hành ảo. Nói chung, không thể thấy các ứng dụng này hoặc các tài nguyên hệ điều hành đặt trong hệ điều hành ảo khác.

Phương pháp ảo hóa này đặc biệt hữu dụng nếu nhà cung cấp muốn mang lại cho cộng đồng người sử dụng khác nhau các chức năng khác nhau của hệ thống trên một một máy chủ duy nhất. Đây là một phương pháp lý tưởng cho các công ty máy chủ Web: Họ sử dụng ảo hóa container (OS ảo) để khiến cho một trang Web chủ “tin rằng” trang web này kiểm soát toàn bộ máy chủ Tuy nhiên, trên thực tế mỗi trang Web chủ chia sẻ cùng một máy với các trang Web khác, mỗi trang Web này lại có một container riêng.

Ảo hóa hệ điều hành yêu cầu rất ít tài nguyên hệ thống, do đó bảo đảm hầu hết tài nguyên máy sẵn có cho các ứng dụng chạy trên container. Tuy nhiên, ảo hóa hệ điều hành vẫn có một số nhược điểm. Nhược điểm đầu tiên và lớn nhất là phương pháp này thường giới hạn sự lựa chọn hệ điều hành. Sự container hóa nghĩa là các container cung cấp một hệ điều hành tương tự như hệ điều hành chủ và thậm chí thống nhất về phiên bản và các bản vá lỗi.

Như chúng ta có thể tưởng tượng, có thể xảy ra vấn đề nếu nhà cung cấp muốn chạy các ứng dụng khác nhau trên các container, do các ứng dụng thường được chứng thực cho một phiên bản hệ điều hành và các bản vá lỗi. Do đó, ảo hóa hệ điều hành thích hợp nhất với cấu hình thuần nhất, trong các tình huống này ảo hóa hệ điều hành là sự lựa chọn hoàn hảo.

 Ảo hóa ứng dụng.

Thông thường, khi muốn sử dụng một phần mềm nào đó như office, design, người dùng hay có suy nghĩ rằng cần phải tốn thời gian cài đặt phần mềm đó lên trên máy tính, cụ thể hơn là lên hệ điều hành đang sử dụng. Điều này tốn khá nhiều thời gian, nhất là nếu áp dụng trên những doanh nghiệp lớn, có cả ngàn máy tính, và đồng thời vấn đề quản lý các phần mềm này như ai truy xuất, thời gian truy xuất cho phép ra sao trở thành một thách thức thật sự.

Do đó, khái niệm ảo hóa ứng dụng ra đời. Một ứng dụng được ảo hóa sẽ không được cài đặt lên máy tính một cách thông thường, mặc dù ở góc độ người sử dụng, ứng dụng vẫn hoạt động một cách bình thường. Ảo hóa ứng dụng sẽ giúp tách rời sự phụ thuộc giữa nền tảng phần cứng, hệ điều hành và ứng dụng với nhau.

Mô hình hoạt động

Có khá nhiều tổ chức đã tham gia vào quá trình ảo hóa ứng dụng với các mô hình khác nhau. Có thể kể đến như Citrix với mô hình Application Streaming, Microsoft với mô hình Microsoft Application Virtualization. Ở đây chúng ta sẽ tìm hiểu về mô hình Application Streaming của Citrix.


Kỹ thuật streaming cho phép người quản lý có thể “đẩy” và quản lý các ứng dụng trên nền tảng hệ điều hành Windows đến bất cứ người dùng nào theo yêu cầu. Cụ thể hơn: thông qua các đường truyền dữ liệu được dành riêng, các ứng dụng được tải về thiết bị của người dùng, sau đó chạy trên một môi trường giả lập. Các thành phần của hệ thống application streaming này bao gồm:

Application Profiler: Tại đây các application được đóng gói, kèm với nó là các thông tin như tài nguyên cần thiết để chạy ứng dụng, các quy tắc khi triển khai trên thiết bị người dùng, các thành phần của ứng dụng…
Application Hub: Sau khi đã được đóng gói kèm theo các thông tin cần thiết, các ứng dụng/phần mềm được lưu trữ tại đây.
Một đặc điểm với kỹ thuật này là: Các ứng dụng được lưu trữ tại bộ nhớ cục bộ tại các máy tính cuối của người dùng, và được sử dụng như các phần mềm được cài đặt theo cách truyền thống. Nhưng thật sự nó không được cài đặt, mà là chạy trên lớp đệm là môi trường ảo hóa nằm ngay trên hệ điều hành.

Các kiến trúc ảo hóa.


 Kiến trúc ảo hóa Hosted-based.

Còn gọi là kiến trúc hosted hypervisor, kiến trúc này sử dụng một lớp hypervisor chạy trên nền tảng hệ điều hành, sử dụng các dịch vụ được hệ điều hành cung cấp để phân chia tài nguyên tới các máy ảo. Nếu ta xem hypervisor này là một lớp phần mềm riêng biệt, thì các hệ điều hành khách của máy ảo sẽ nằm trên lớp thứ 3 so với phần cứng máy chủ.




Ta có thể thấy, một hệ thống ảo hóa sử dụng Mô hình Hosted-based được chia làm 4 lớp hoạt động như sau:

Nền tảng phần cứng: Bao gồm các thiết bị nhập xuất, thiết bị lưu trữ (Hdd, Ram), bộ vi xử lý CPU, và các thiết bị khác (các thiết bị mạng, vi xử lý đồ họa, âm thanh…)
Hệ điều hành Host: Hệ điều hành này thực hiện việc liên lạc trực tiếp với phần cứng, qua đó cung cấp các dịch vụ và chức năng thông qua hệ điều hành này.
Hệ thống virtual machine monitor (hypervisor) : Chạy trên nền tảng hệ điều hành Host, các hệ thống này lấy tài nguyên và dịch vụ do hệ điều hành host cung cấp, thực hiện việc quản lý, phân chia trên các tài nguyên này.
Các ứng dụng máy ảo: Sử dụng tài nguyên do hypervisor quản lý.
Mối liên lạc giữa phần cứng và trình điều khiển thiết bị trên hệ điều hành trong kiểu ảo hóa VMM được mô tả như sau :

Bước đầu tiên mô phỏng phần cứng: Lớp ảo hóa hypervisor sẽ tạo ra một phân vùng trên ổ đĩa cho các máy ảo. Phân vùng này bao gồm các phần cứng ảo như ổ đĩa, bộ nhớ….
Hypervisor xây dựng mối liên lạc giữa lớp ảo hóa với hệ điều hành: Khi một máy ảo truy xuất tài nguyên thì lớp hypervisor sẽ thay thế máy ảo đó gởi các yêu cầu tới hệ điều hành máy chủ để yêu cầu thực hiện,
Khi hệ điều hành nhận được các yêu cầu này. Nó liên lạc với trình điều khiển thiết bị phần cứng.
Các trình điều khiển thiết bị phần cứng liên lạc đến các phần cứng trên máy thực.
Quá trình này sẽ xảy ra ngược lại khi có các trả lời từ các phần cứng đến hệ điều hành chủ.
Một số hệ thống hypervisor dạng Hosted-base có thể kể đến như Vmware Server,Microsoft Virtual PC, máy ảo Java ..

Còn gọi là kiến trúc bare-metal hypervisor. Trong mô hình này, lớp phần mềm hypervisor chạy trực tiếp trên nền tảng phần cứng của máy chủ, không thông qua bất kì một hệ điều hành hay một nền tảng nào khác. Qua đó, các hypervisor này có khả năng điều khiển, kiểm soát phần cứng của máy chủ. Đồng thời, nó cũng có khả năng quản lý các hệ điều hành chạy trên nó. Nói cách khác, các hệ điều hành sẽ chạy trên một lớp nằm phía trên các hypervisor dạng bare-metal. Hình vẽ sau sẽ minh họa cụ thể hơn cho vấn đề này:

Ta có thể thấy, một hệ thống ảo hóa máy chủ sử dụng nền tảng Bare-metal hypervisor bao gồm 3 lớp chính:

Nền tảng phần cứng: Bao gồm các thiết bị nhập xuất, thiết bị lưu trữ (Hdd, Ram), bộ vi xử lý CPU, và các thiết bị khác (các thiết bị mạng, vi xử lý đồ họa, âm thanh…)
Lớp nền tảng ảo hóa Virtual Machine Monitor (còn gọi là hypervisor), thực hiện việc liên lạc trực tiếp với nền tảng phần cứng phía dưới, quản lý và phân phối tài nguyên cho các hệ điều hành khác nằm trên nó.
Các ứng dụng máy ảo: Các máy ảo này sẽ lấy tài nguyên từ phần cứng, thông qua sự cấp phát và quản lý của hypervisor.
Khi một hệ điều hành thực hiện truy xuất hoặc tương tác tài nguyên phần cứng trên hệ điều hành chủ thì công việc của một Hypervisor sẽ là:

Hypervisor mô phỏng phần cứng. nó làm cho các hệ điều hành tưởng rằng mình đang sử dụng tài nguyên vật lý của hệ thống thật.
Hypervisor liên lạc với các trình điều khiển thiết bị
Các trình điều khiển thiết bị phần cứng liên lạc trực tiếp đến phần cứng vật lý.
Mô hình Hypervisor - Base có 2 dạng là Monothic Hypervisor và Microkernel Hypervisor.

Một số ví dụ về các hệ thống Bare-metal hypervisor như là: Oracle VM, Vmware ESX Server, IBM's POWER Hypervisor (PowerVM), Microsoft's Hyper-V (xuất xưởng tháng 6 năm 2008), Citrix XenServer…

a. Monolithic Hypervisor.

Monolithic Hypervisor là một hệ điều hành máy chủ. Nó chứa những trình điều khiển (Driver) hoạt động phần cứng trong lớp Hypervisor để truy cập tài nguyên phần cứng bên dưới. Khi các hệ điều hành chạy trên các máy ảo truy cập phần cứng thì sẽ thông qua lớp trình điều khiển thiết bị của lớp hypervisor.

Mô hình này mang lại hiệu quả cao, nhưng cũng giống như bất kì các giải pháp khác, bên cạnh mặt ưu điểm thì nó cũng còn có những nhược điểm. Vì trong quá trình hoạt động, nếu lớp trình điều khiển thiết bị phần cứng của nó bị hư hỏng hay xuất hiện lỗi thì các máy ảo cài trên nó đều bị ảnh hưởng và nguy hại. Thêm vào đó là thị trường phần cứng ngày nay rất đa dạng, nhiều chủng loại và do nhiều nhà cung cấp khác nhau, nên trình điều khiển của Hypervisor trong loại ảo hóa này có thể sẽ không thể hỗ trợ điều khiển hoạt động của phần cứng này một cách đúng đắn và hiệu suất chắc chắn cũng sẽ không được như mong đợi. Một trình điều khiển không thể nào điều khiển tốt hoạt động của tất cả các thiết bị nên nó cũng có những thiết bị phần cứng không hỗ trợ. Những điều này cho thấy rằng việc phụ thuộc quá nhiều vào các loại thiết bị dẫn tới sự hạn chế việc phát triển công nghệ này.


b. Microkernelized Hypervisor.

Microkernelized Hypervisor là một kiểu ảo hóa giống như Monolithic Hypervisor. Điểm khác biệt giữa hai loại này là trong Microkernelized trình điều khiển thiết bị phần cứng bên dưới được cài trên một máy ảo và được gọi là trình điều khiển chính, trình điều khiển chính này tạo và quản lý các trình điều khiển con cho các máy ảo. Khi máy ảo có nhu cầu liên lạc với phần cứng thì trình điều khiển con sẽ liên lạc với trình điều khiển chính và trình điều khiển chính này sẽ chuyển yêu cầu xuống lớp Hypervisor để liên lạc với phần cứng.

1.4.3. Kiến trúc ảo hóa Hybrid.

Hybrid là một kiểu ảo hóa mới hơn và có nhiều ưu điểm. Trong đó lớp ảo hóa hypervisor chạy song song với hệ điều hành máy chủ. Tuy nhiên trong cấu trúc ảo hóa này, các máy chủ ảo vẫn phải đi qua hệ điều hành máy chủ để truy cập phần cứng nhưng khác biệt ở chỗ cả hệ điều hành máy chủ và các máy chủ ảo đều chạy trong chế độ hạt nhân. Khi một trong hệ điều hành máy chủ hoặc một máy chủ ảo cần xử lý tác vụ thì CPU sẽ phục vụ nhu cầu cho hệ điều hành máy chủ hoặc máy chủ ảo tương ứng. Lý do khiến Hyrbird nhanh hơn là lớp ảo hóa chạy trong chế độ hạt nhân (chạy song song với hệ điều hành), trái với Virtual Machine Monitor lớp ảo hóa chạy trong trong chế độ người dùng (chạy như một ứng dụng cài trên hệ điều hành).