Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2015

Chức năng của proxy



Một số hãng và công ty sử dụng proxy với mục đích: Giúp nhiều máy tính truy cập Internet thông qua một máy tính với tài khoản truy cập nhất định, máy tính này được gọi là Proxy server. Chỉ duy nhất máy Proxy này cần modem và account truy cập internet, các máy client (các máy trực thuộc) muốn truy cập internet qua máy này chỉ cần nối mạng LAN tới máy Proxy và truy cập địa chỉ yêu cầu. 

Những yêu cầu của người sử dụng sẽ qua trung gian proxy server thay thế cho server thật sự mà người sử dụng cần giao tiếp, tại điểm trung gian này công ty kiểm soát được mọi giao tiếp từ trong công ty ra ngoài internet và từ internet vào máy của công ty. Sử dụng Proxy, công ty có thể cấm nhân viên truy cập những địa chỉ web không cho phép, cải thiện tốc độ truy cập nhờ sự lưu trữ cục bộ các trang web trong bộ nhớ của proxy server và giấu định danh địa chỉ của mạng nội bộ gây khó khăn cho việc thâm nhập từ bên ngoài vào các máy của công ty.

Đối với các nhà cung cấp dịch vụ đường truyền internet: Do internet có nhiều lượng thông tin mà theo quan điểm của từng quốc gia, từng chủng tộc hay địa phương mà các nhà cung cấp dịch vụ internet khu vực đó sẽ phối hợp sử dụng proxy với kỹ thuật tường lửa để tạo ra một bộ lọc gọi là firewall proxy nhằm ngăn chặn các thông tin độc hại hoặc trái thuần phong mỹ tục đối với quốc gia, chủng tộc hay địa phương đó. Địa chỉ các website mà khách hàng yêu cầu truy cập sẽ được lọc tại bộ lọc này, nếu địa chỉ không bị cấm thì yêu cầu của khách hàng tiếp tục được gửi đi, tới các DNS server của các nhà cung cấp dịch vụ. Firewall proxy sẽ lọc tất cả các thông tin từ internet gửi vào máy của khách hàng và ngược lại.


Proxy server làm nhiệm vụ gì ?


Proxy là một Internet server làm nhiệm vụ chuyển tiếp thông tin và kiểm soát tạo sự an toàn cho việc truy cập Internet của các máy khách, còn gọi là khách hàng sử dụng dịch vụ internet. Trạm cài đặt proxy gọi là proxy server. Proxy hay trạm cài đặt proxy có địa chỉ IP và một cổng truy cập cố định. Ví dụ: 123.234.111.222:80.Địa chỉ IP của proxy trong ví dụ là 123.234.111.222 và cổng truy cập là 80.




Cách sử dụng proxy hiệu quả

Do các proxy có quy mô bộ nhớ khác nhau và số lượng người đang sử dụng proxy nhiều-ít khác nhau, Proxy server hoạt động quá tải thì tốc độ truy cập internet của khách hàng có thể bị chậm. Mặt khác một số website khách hàng có đầy đủ điều kiện nhân thân để đọc, nghiên cứu nhưng bị tường lửa chặn không truy cập được thì biện pháp đổi proxy để truy cập là điều cần thiết nhằm đảm bảo công việc. Do đó người sử dụng có thể chọn proxy server để sử dụng cho riêng mình. Có các cách chọn lựa cho người sử dụng. Sử dụng proxy mặc định của nhà cung cấp dịch vụ (internet), trường hợp này người sử dụng không cần điền địa chỉ IP của proxy vào cửa sổ internet option của trình duyệt trong máy của mình. Sử dụng proxy server khác (phải trả phí hoặc miễn phí) thì phải điền địa chỉ IP của proxy server vào cửa sổ internet option của trình duyệt.

Phân loại proxy – Đặc điểm từng loại.





HTTP Proxy

HTTP Proxy là một proxy server phổ biến nhất. Trước đây, với sự trợ giúp của loại Proxy này, ta chỉ có thể xem trang Web, hình ảnh, và tải file. Tuy nhiên, ngày ngay, các phiên bản chương trình mới (ICQ,..) đã biết cách làm việc xuyên qua các Proxy Server loại này. Bất kỳ phiên bản trình duyệt nào cũng có thể làm việc với chúng.

SOCKS Proxy

Các Proxy Server loại này biết cách làm việc với bất kỳ loại thông tin nào trên Internet (mạng dùng giao thức TCP/IP), tuy nhiên cách dùng của chúng trong các chương trình nên được chỉ rõ là có khả năng làm việc với Socks proxy. Cần phải có chương trình phụ thêm nào đó để dùng Socks Proxy với trình duyệt (các trình duyệt không biết cách làm việc xuyên qua các Socks proxy). Tuy nhiên, bất kỳ phiên bản ICQ nào (và nhiều chương trình thông dụng khác) cũng có thể làm việc hoàn hảo thông qua các Socks proxies.

CGI Proxy

Loại Proxy Server chỉ có thể được truy cập với trình duyệt mà thôi. Trong các chương trình khác, việc dùng loại proxy này là phức tạp (và người ta không cần thiết điều đó, vì đã có các HTTP proxies). Tuy nhiên, bởi loại proxy này lúc đầu được thiết kế là để làm việc với trình duyệt, người ta có thể dùng nó một cách rất đơn giản. Hơn thế nữa, ta có thể tạo cấu trúc chuỗi từ các proxy loại này một cách khá dễ dàng.

FTP proxy

Loại proxy này được chuyên biệt hóa để chỉ làm việc với các máy chủ truyền file (FTP servers), ta có thể dùng các proxy loại này trong hầu hết các trình quản lý file (FAR. Windows Commander, v,v.), các trình tải file thông dụng (CuteFTP, GetRight, v,v.) và trong các trình duyệt.

Hoạt động của Proxy Server



Nguyên tắc hoạt động cơ bản của proxy Server là : Proxy server xác định những yêu cầu từ phía client và quyết định đáp ứng hay không đáp ứng, nếu yêu cầu được đáp ứng, proxy server sẽ kết nối tới server thật thay cho client và tiếp tục chuyển tiếp đến những yêu cầu từ client đến server, cũng như đáp ứng những yêu cầu của server đến client.



Để hiểu rõ hơn cơ chế hoạt động của Proxy Server chúng ta tìm hiểu về phân loại các hệ thống proxy.

Dạng kết nối trực tiếp

Phương pháp đầu tiên được sử dụng trong kỹ thuật Proxy là cho người sử dụng kết nối trực tiếp đến Firewall Proxy, sử dụng địa chỉ của Firewall và số cổng của Proxy (ví dụ  proxy 221.7.197.130:3128 cổng của proxy là 3128), sau đó Proxy hỏi người sử dụng cho địa chỉ của host hướng đến, đó là một phương pháp brute force (vét cạn) sử dụng bởi Firewall một cách dễ dàng.

Và đó cũng là một vài nguyên nhân tại sao nó là phương pháp ít thích hợp.

Trước tiên, yêu cầu người sử dụng biết địa chỉ của Firewall, kế tiếp nó yêu cầu người sử dụng nhập vào hai địa chỉ cho mỗi sự kết nối: Địa chỉ của Firewall và địa chỉ của đích hướng đến. Cuối cùng nó ngăn cản những ứng dụng hoặc những nguyên bản trên máy tính của người sử dụng điều đó tạo ra sự kết nối cho người sử dụng, bởi vì chúng sẽ không biết như thế nào điều khiển những yêu cầu đặc biệt cho sự truyền thông với Proxy.

Dạng thay đổi client

Phương pháp kế tiếp sử dụng Proxy setup phải thêm vào những ứng dụng tại máy tính của người sử dụng. Người sử dụng thực thi những ứng dụng đặc biệt đó với việc tạo ra sự kết nối thông qua Firewall. Người sử dụng với ứng dụng đó hành động chỉ như những ứng dụng không sửa đổi. Người sử dụng cho địa chỉ của host đích hướng tới. Những ứng dụng thêm vào biết được địa chỉ Firewall từ file config (file thiết lập) cục bộ, cài đặt sự kết nối đến ứng dụng Proxy trên Firewall, và truyền cho nó địa chỉ cung cấp bởi người sử dụng. Phương pháp này rất có hiệu quả và có khả năng che dấu người sử dụng, tuy nhiên, cần có một ứng dụng Client thêm vào cho mỗi dịch vụ mạng là một đặc tính trở ngại.

Thứ Tư, 3 tháng 6, 2015

Cloud Server là sản phẩm thay thế hoàn hảo cho VPS




Cloud Server đem lại nhiều lợi ích hơn Cloud VPS nhờ vào số lượng server sử dụng trong một cụm. 

Nếu như việc kinh doanh của bạn phụ thuộc nhiều vào nguồn dữ liệu của mình, Cloud Server là giải pháp phù hợp nhất dành cho bạn.

- VPS được khởi tạo và chạy trên một Server vật lý, vì thế khi Server vật lý bị lỗi hoặc vào những giờ cao điểm Server vật lý thường bị treo dẫn đến VPS sẽ tạm ngưng hoạt động. Ở Cloud Server tất cả các thành phần đều được thiết lập dự phòng, và tự động thay thế khi bị hư hỏng đảm bảo hoạt động bình thường nên hệ thống thông tin của bạn luôn an toàn và sẵn sàng 24/7.

- Với VPS, bạn không được đảm bảo lượng tài nguyên phần cứng mà bạn trả tiền, vì những người khác trong cùng một nốt VPS có thể sử dụng qua tài nguyên của bạn. Điều này không hề xảy ra với Cloud Server, bạn có được nguồn tài nguyên đảm bảo và luôn sẵn sàng khi bạn cần.

- Ở VPS khi cần mở rộng hay thu hẹp tài nguyên phải tiến hành nâng cấp máy chủ vật lý tạo ra VPS, rất mất thời gian và chỉ mở rộng một lượng nhất định. Với Cloud Server bạn còn có thể thoải mái điều chỉnh cấu hình của Cloud Server bất kỳ lúc nào.

- VPS ảo hóa từ một máy chủ vật lý nên cách thức vận hành và năng suất không đạt được như mong muốn của người dùng. Cloud server hình thành từ một hạ tầng ảo hóa được xây dựng từ các công nghệ hàng đầu của Cisco, Netapp, Vmware…đảm bảo về cách thức vận hành, tốc độ xử lý nhanh và cho năng suất tối đa.

VPS là gì?VPS được dùng để làm gì?


VPS vốn rất quen thuộc với các nhà phát triển web, thiết kế web, webmaster, phát triển game, lập trình... Tuy nhiên việc sử dụng VPS chất lượng cao hay VPS Free không hề đơn giản như sử dụng shared hosting, mà nó đòi hỏi những hiểu biết và kỹ thuật nhất định, tương tự như quản lý một máy chủ (Thuê máy chủ riêng).




Vậy, VPS là gì?

VPS (Virtual Private Server) là dạng máy chủ ảo được tạo ra bằng phương pháp phân chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ khác nhau có tính năng tương tự như máy chủ riêng (dedicated server), chạy dưới dạng chia sẻ tài nguyên từ máy chủ vật lý ban đầu đó. Mỗi VPS là một hệ thống hoàn toàn riêng biệt, có một phần CPU riêng, dung lượng RAM riêng, dung lượng ổ HDD riêng, địa chỉ IP riêng và hệ điều hành riêng, người dùng có toàn quyền quản lý root và có thể restart lại hệ thống bất cứ lúc nào.

VPS được dùng để làm gì?

Ngày nay VPS được sử dụng rất rộng rãi trong doanh nghiệp lẫn những mô hình kinh doanh nhỏ lẻ

Nhưng thường thì VPS được sử dụng cho các nhu cầu sau:

- Máy chủ game (game server).

- Lưu trữ website đa dịch vụ (website bán hàng, website thương mại điện tử, các diễn đàn, các trang web có lượng truy cập lớn...)

- Phát triển platform.

- Máy chủ cho hệ thống email doanh nghiệp.

- Chạy các chương trình truyền thông trực tiếp.

- Tạo các môi trường ảo để lập trình, phân tích virus, nghiên cứu...

- Lưu trữ các dữ liệu: tài liệu, hình ảnh, video...

vps-dung-lam-gi

Nhược điểm của VPS?

- Hoạt động của VPS bị ảnh hưởng bởi hoạt động và độ ổn định của máy chủ vật lý tạo ra VPS.

- Việc sử dụng chung máy chủ vật lý khiến VPS của bạn bị phụ thuộc.

- Tốn thời gian và chi phí để nâng cấp tài nguyên và cũng không thể mở rộng nhiều.

- Cách thức vận hành và năng suất hoạt động của VPS không đạt được hiệu quả như mong muốn.

Làm cách nào để cài đặt extension PHP cho VPS Linux?




Như các bạn đã biết, VPS là một phân vùng riêng độc lập mà mỗi khách hàng có thể tùy ý chỉnh sửa cấu hình, cài đặt ứng dụng và triển khai theo ý muốn. Và khi các bạn cần cài đặt extension PHP, hãy lưu tâm các thông tin sau đây. Hi vọng sẽ hỗ trợ được nhu cầu của bạn.

Do đó VPS hoặc Server riêng do chính các bạn quản lý nên hiển nhiên sẽ sử dụng các control khác nhau để quản trị vì vậy các đường dẫn của PHP cũng khác nhau.

Trước tiên, chúng ta sẽ kiểm tra phiên bản PHP hiện tại bằng lệnh: php -v

Sau đó dùng lệnh: php -i|grep extension_dir để kiểm tra đường dẫn của folder extension, đi đến folder mà lênh vừa rồi trả về và tiến hành download file extension của PHP vào đây bằng lệnh wget.

Khi đã download file extension vào đúng folder, chúng ta dùng lệnh php -i | grep "Configuration File" để tìm đường dẫn file php.ini và chình sửa file này để thêm extension vừa download vào để sử dụng.

Ví dụ: Thêm dòng extension = phpshield.5.2.lin vào file php.ini

Khi đã hoàn tất hết các bước trên, chúng ta restart lại httpd và dùng lệnh php -i|grep ten extension để kiểm tra extension mới vừa cài vào đã chạy hay chưa.

Ví dụ: php -i|grep phpSHIELD

Sử dụng MySQL cho VPS




MySQL miễn phí, dùng ít tài nguyên hệ thống nhưng nếu không cấu hình đúng cách bạn sẽ không thể tối ưu VPS của bạn một cách tốt nhất. Trong tập tin cấu của MySQL bạn có thể điều chỉnh như sau:
innodb_flush_log_at_trx_commit

Giá trị = 0: InnoDB sẽ đẩy log xuống đĩa sau 01 giây, khi transaction kết thúc.

Giá trị = 1: Bạn nên chọn giá trị này nếu Website của liên tục update nhiều dữ liệu và giảm thiếu khả năng mất mát dữ vì log sẽ được ghi xuống đĩa ngay khi transaction kết thúc.

Giá trị = 2: Transaction Log sẽ được đẩy vào vùng cache tạm do hệ điều hành quản lý và được ghi xuống đĩa vào lúc hệ điều hành quyết định.

Đây là thông số quan trọng khi bạn sử dụng bảng MyISAM . Bạn nên đặt giá trị này tương đương với 30-40% tổng dung lượng bộ nhớ của VPS. Tuy nhiên, giá trị đúng nhất tùy thuộc vào kích thước indexes, mức tải và kích thước dữ liệu.

Điều bạn cần nhớ là MyISAM sử dụng bộ đệm của HĐH để làm bộ đệm cho dữ liệu cần truy xuất. Chính vì vậy bạn cần dành vùng nhớ cho nó một cách phù hợp. Hãy cho Website chạy và điều chỉnh giá trị này để so sánh.

Thông số này quan trọng khi bạn dùng bảng InnoDB. Bảng dạng này nhạy cảm với kích thước vùng đệm hơn là MyISAM. MyISAM có thể làm việc bình thường ngay cả khi key_buffer_size lớn hơn kích thước dữ liệu.

Vùng đệm của InnoDB dùng cho cả dữ liệu và indexes vì vậy bạn không cần dành vùng nhớ thêm cho HĐH, bạn có thể cấu hình giá trị tương đương 70-80% tổng dung lượng bộ nhớ của VPS nếu bạn thật sự cần hiệu năng của Database mạnh nhất.

Sử dụng Microsoft SQL Server như thế nào?




Bạn nên chọn các phiên bản miễn phí và nên chọn phiên bản mới nhất. Các bản mới nhất thường có ưu điểm là bảo mật tốt hơn và hiệu năng tốt cao hơn – dĩ nhiên là cũng hơi tốn bộ nhớ và dung lượng đĩa cứng thêm một chút. Truy cập Website của SQL Server để tìm phiên bản mới nhất:http://www.microsoft.com/en-us/sqlserver/default.aspx.

Để quản trị SQL Server, bạn có thể cài luôn bản Management Studio mới nhất (mặc dù đang dùng SQL Server cũ hơn) để khai thác thêm các tính năng quản trị. Nhớ rằng để cài SQL Express 2008, bạn cần cài .NET Framework 3.5 Service Pack 1 + Windows Installer 4.5.

Nếu muốn tiết kiệm không gian trên VPS, bạn có dùng ngay Management Studio trên máy tính riêng của mình, bản Management Studio 2008 chiếm gần 200MB sau khi cài đặt. Để kết nối với SQL Express từ xa, bạn cần thao tác như sau:

Remote vào VPS, mở Sql Server Configuration Manager

Chọn SQL Server Network Configuration, chọn tiếp Protocols for SQLEXPRESS (hoặc tên do bạn cho khi cài đặt)

Nhấn Double-Click lên khung bên phải ở mục TCP/IP để mở bảng TCP/IP Properties

Đặt giá trị Enabled = Yes

Listen All = Yes

IP Addresses –> IPAll –> TCP Port = 1433

Nhấn OK và khởi động lại SQL EXPRESS hoặc khởi động lại VPS.


Database Server dành cho VPS


Không phải lúc nào bạn cũng cần dùng đến Database Server. Nếu bạn tự phát triển Website, bạn có rất nhiều lựa chọn: SQL Server, MS Access, MySQL, Firebird, PostgreSQL, XML (một số Portal, Blog, Wiki được lập trình bằng ASP.NET chỉ cần dùng tập tin XML)...

Database Server được thiết kế để thuận tiện trong lưu trữ và khai thác dữ liệu có cấu trúc. Năng lực của nó tùy thuộc vào tốc độ xử lý của CPU và dung lượng bộ nhớ. Vậy bạn nên lựa chọn thế nào trong khi VPS bị giới hạn 2 tiêu chí này? Đa số khách hàng khi thuê Hosting thường đã có Website, vậy họ lựa chọn như thế nào?




Cài đặt Database Server lên VPS

Ưu điểm: Dễ khai thác, bảo mật và tiết kiệm chi phí

Nhược điểm: Tốc độ tùy thuộc vào VPS của bạn. Nếu dung lượng Database của bạn lên đến 500 MB, và Website có nhiều lượt truy cập thì bạn nên suy nghĩ lại. Tốc độ Database Server còn cũng phụ thuộc vào tốc độ đọc/ghi của đĩa cứng (đối với VPS là đĩa cứng ảo – không nhanh như đĩa cứng vật lý).

Thuê Shared Hosting có Database

Hiện nay Hosting ở Việt Nam chưa có dịch vụ cho thuê máy chủ Database, dịch vụ này ở nước ngoài giá cũng khá cao do chi phí bản quyền và đầu tư Server/Backup. Tuy nhiên bạn có thể đối phó bằng cách duy trì một gói dịch vụ Shared Hosting giá rẻ, chỉ để dùng Database.

Ưu điểm: Chi phí thấp, hiệu quả khá tốt

Nhược điểm: Phụ thuộc vào một máy chủ khác và đường truyền từ VPS của bạn đến máy chủ đó.

Thuê thêm VPS để chạy Database Server

Nghe có vẻ điên nhưng cũng không ít người dùng cách này.
Cho dù chọn giải pháp bạn cũng nên nhớ rằng hiệu năng của Database Server ảnh hưởng tốc độ nạp trang của Website, đơn giản vì mỗi khi trình duyệt yêu cầu trang nào, Website sẽ kết nối Database nhiều lần để hoàn tất việc xuất trang đó.