Hiển thị các bài đăng có nhãn máy chủ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn máy chủ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2015

Điện toán đám mây là kho lưu trữ trực tuyến?




Khái niệm cho rằng điện toán đám mây là kho lưu trữ trực tuyến là đúng nhưng chưa đủ. Tính năng đầu tiên của điện toán đám mây là cho phép người dùng có một kho lưu trữ dữ liệu trực tuyến và khả năng truy cập nhiều dịch vụ. Bên cạnh việc lưu trữ, các dịch vụ đám mây như Google còn cho phép bạn tạo tài liệu, bảng tính, lịch...và sử dụng nhiều tiện ích, công cụ văn phòng miễn phí. Trong khi đó Spotify lại là dịch vụ lưu trữ nhạc trực tuyến với hàng triệu ca khúc cho phép sử dụng miễn phí thời gian đầu.

Với khả năng truy cập và sử dụng dữ liệu mọi lúc mọi nơi đồng thời có thể cho phép người dùng tiếp tục công việc đúng ở chỗ trước đó dừng lại là lợi thế lớn, giúp công việc trở nên linh hoạt và tiện lợi hơn. Ví dụ như dịch vụ iCloud của Apple cho phép đồng bộ cùng một lúc các thiết bị bất cứ lúc nào người dùng cập nhật nội dung của dữ liệu. Như vậy bạn có thể truy cập tới cùng một dữ liệu dù sử dụng thiết bị nào.


Điện toán đám mây thật sự là giải pháp giúp các doanh nghiệp, công ty tiết kiệm chi phí một cách đáng kể trong khi vẫn sử dụng được những tính năng hiện đại nhất. Các doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí bảo trì phần cứng, bản quyền phần mềm....Việc tận dụng tối đa các dịch vụ điện toán đám mây chắc chắn sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí đầu tư một cách đáng kể.


Các chuyên gia bảo mật khuyên người dùng rằng luôn luôn mã hóa dữ liệu ngay từ đầu. Đây là điều đặc biệt quan trọng nếu như bạn là người thường xuyên làm việc liên quan đến tài chính hay tài liệu có dữ liệu nhạy cảm. Việc tự mã hóa dữ liệu có thể được xem là lớp bảo vệ đầu tiên. Các gói công cụ văn phòng như Microsoft Office cho phép mã hóa các tập tin với từ khóa riêng.

Điện toán đám mây – đâu khó hiểu!



Nhiều người dùng hiện nay vẫn còn khá mù mờ về khái niệm và những điểm ưu việt mà điện toán đám mây đem lại cho dù công nghệ này đã và đang thay đổi cuộc sống hiện nay.
Khái niệm về điện toán đám mây đang ngày càng trở nên phổ biến. Tuy vậy với một số đông người dùng thì đây dường như vẫn là một khái niệm mù mờ. Nói cách khác đa số người dùng chưa nắm hết các định nghĩa, tính năng và ưu điểm của điện toán đám mây. Hoặc chỉ hiểu lờ mờ rằng điện toán đám mây đơn giản chỉ là lưu trữ dữ liệu trên mạng Internet.

1. Dữ liệu được lưu ở đâu?

Việc bạn sử dụng dịch vụ đám mây điện toán nghĩa là dữ liệu của bạn sẽ được lưu trữ trên các hệ thống đĩa cứng lớn trong các máy chủ được kết nối mạng Internet. Ngoài ra việc này còn là việc có thể sử dụng các ứng dụng nền web và truy cập đến các dữ liệu qua mạng qua các thiết bị như máy tính cá nhân, máy tính để bàn, máy tính bảng thậm chí các thiết bị di động. Với điện toán đám mây, bạn có thể làm việc một cách chóng [NXL1] với dữ liệu được lưu trữ trên đám mây bất kể đang ngồi ở máy tính của bạn hoặc một máy tính khác, ở bất cứ nơi đâu miễn có kết nối Internet. Bên cạnh đó các tác vụ bảo trì hệ thống, bảo mật dữ liệu....sẽ được các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây xử lý giúp bạn một cách hoàn hảo và an toàn.

2. Điện toán đám mây là một khái niệm mới?

Không hề! Có một thực tế là điện toán đám mây đã hiện diện từ rất lâu thông qua các dịch vụ mà nhiều người dùng không lạ lẫm gì nhưng lại rất ít người biết được điều này. Hãy tự hỏi xem bạn đã bao giờ lưu trữ dữ liệu ở website nào đó để mở từ mọi nơi (Flickr, MediaFire, Dropbox...) , hay chạy ứng dụng web như email (yahoo, gmail...), soạn thảo văn bản, máy ảo....hay chưa? Chắc chắn các bạn đã từng tiếp xúc với một trong những ứng dụng trên, như vậy nghĩa là bạn đã từng tiếp xúc với điện toán đám mây mà không hề biết.



Một máy chủ (proxy server) là gì?


Một máy chủ proxy, còn được gọi là một "ủy nhiệm" hoặc "gateway ứng dụng", là một máy tính hoạt động như một cửa ngõ giữa mạng nội bộ

Một máy chủ proxy hoạt động bằng cách chặn các kết nối giữa người gửi và người nhận. Tất cả các dữ liệu đến đi vào qua một cổng và được chuyển tiếp đến phần còn lại của mạng thông qua một cổng khác. Bằng cách ngăn chặn truy cập trực tiếp giữa hai mạng, máy chủ proxy làm cho nó khó khăn hơn nhiều cho tin tặc để có được địa chỉ nội bộ và chi tiết của một mạng riêng.

Một số máy chủ proxy là một nhóm các ứng dụng hoặc các máy chủ chặn các dịch vụ Internet thông thường. Ví dụ, một HTTP proxy chặn truy cập web, và một proxy SMTP chặn email. Một máy chủ proxy sử dụng một mạng lưới chương trình giải quyết để trình bày một địa chỉ IP toàn tổ chức với Internet. Các kênh máy chủ tất cả các yêu cầu người sử dụng Internet và trả về phản ứng cho người sử dụng thích hợp. Ngoài việc hạn chế truy cập từ bên ngoài, cơ chế này có thể ngăn chặn người dùng từ bên trong đến tài nguyên Internet cụ thể (ví dụ, các trang web nhất định). Một máy chủ proxy cũng có thể là một trong những thành phần của một bức tường lửa.

Proxy cũng có thể bộ nhớ cache các trang web. Mỗi khi một yêu cầu người sử dụng nội bộ của một URL từ bên ngoài, một bản sao tạm thời được lưu trữ tại địa phương. Lần sau, một người sử dụng nội bộ yêu cầu cùng một URL, các proxy có thể phục vụ các bản sao địa phương thay vì lấy bản gốc trên mạng, cải thiện hiệu suất.

Lưu ý: Không nhầm lẫn giữa một máy chủ proxy với một thiết bị NAT (Network Address Translation). Một máy chủ proxy để kết nối, đáp ứng, và nhận được lưu lượng truy cập từ Internet, đại diện cho các máy tính của khách hàng, trong khi một thiết bị NAT minh bạch thay đổi địa chỉ nguồn gốc của lưu lượng truy cập tới thông qua nó trước khi đi qua nó với Internet.

Đối với những người hiểu được (Open System Interconnection) mô hình mạng OSI, sự khác biệt kỹ thuật giữa một proxy và một NAT là máy chủ proxy hoạt động trên tầng giao vận (lớp 4) hoặc cao hơn của mô hình OSI, trong khi một NAT hoạt động trên lớp mạng (lớp 3).

Giải pháp về hệ thống máy chủ - lưu trữ


Chúng tôi có khả năng cung cấp các giải pháp tổng thể về hệ thống máy chủ và lưu trữ cho doanh nghiệp, đặc biệt là các hệ thống lớn, có độ phức tạp cao về thiết kế, triển khai và tích hợp. Với khả năng hiểu biết chuyên sâu các giải pháp cao cấp về máy chủ và lưu trữ của HP, IBM, Dell, Sun, EMC, Hitachi… kết hợp với các sản phẩm/ giải pháp của các hãng sản xuất phần mềm hệ thống hàng đầu khác như Microsoft, Symantec, VMware… HPT có thể:



Thiết kế, lựa chọn cấu hình (sizing), triển khai cài đặt… nhằm xây dựng hệ thống máy chủ - lưu trữ phù hợp với các ứng dụng: File, mail, database, web service, e-commerce, security, billing system…, các ứng dụng chuyên biệt như core banking, core securities, core insurances…

Tư vấn, thiết kế và triển khai các giải pháp chuyên sâu như: Sẵn sàng cao (High Availability), Ảo hóa và phân vùng máy chủ - lưu trữ (Virtualization and Partition), Môi trường đa hệ điều hành (Multiple Operating Environment), các giải pháp cao cấp Điện toán đám mây (Cloud computing), Metro cluster…

Tư vấn, thiết kế và triển khai các giải pháp máy chủ và lưu trữ chuyên dụng cho các trung tâm tính toán (sử dụng các hệ máy tính có khả năng tính toán cao – High performance computing như IBM iDataPlex, HP Cluster platforms…) và cho các hệ thống cơ sở dữ liệu…

Một số giải pháp tiêu biểu:

Giải pháp máy chủ - lưu trữ cao cấp, hiệu năng cao: các hệ máy chủ cao cấp HP Integrity, Superdome, IBM p, Z series, HP XP Family storage, các hệ máy chủ chuyên dụng dùng cho xử lý, tính toán…

Các giải pháp phân vùng và ảo hóa, giải pháp điện toán đám mây (Cloud computing)...

Các giải pháp Core OS và Clustering.

Các giải pháp lưu trữ qua Tape – Disk, giải pháp SAN lưu trữ trực tuyến.

Các giải pháp đồng bộ dữ liệu.

Các giải pháp hệ thống – lưu trữ chuyên biệt cho các ứng dụng lõi của khách hàng hay các ứng dụng đặc thù khác: quản trị nội dung, số hóa văn bản…

Máy chủ (Server) là gì? hệ thống mạng doanh nghiệp là gì?



Với tình hình phát triển thông tin như vũ bão ngày nay. Thì bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần một hệ thống thông tin chứ không chỉ đơn giản là dùng máy tính nữa. 

Vậy máy chủ là gì? 

Máy chủ hay còn gọi là server thực ra chỉ là một CPU, nhưng với những chức năng và cấu hình, tính chất khác,lớn hơn CPU, dùng hệ điều hành riêng, nó dùng để làm trung tâm kết nối các máy tính trong một văn phòng, công ty, cơ quan lại với nhau... và nó là nơi trao đổi dữ liệu, điều hành chung của mạng máy tính, sử dụng chung một máy in, làm server cho web, webmail..

ví dụ: trong một văn phòng có 10 máy tính độc lập, nếu không kết nối lại thì mổi máy muốn in thì phải cần một máy cho riêng mình, hoặc không thì phải cài driver máy in lên 10 máy tính, rồi mỗi lần in thì tháo máy in ra cắm qua lại với nhau..hay dùng USB drive chép dữ liệu qua máy in có gắn máy in để in...nhưng khi dùng server thì chúng ta không phải làm thế, chỉ cần cái máy in lên server, rồi nối mạng tất cả các máy lại, và tất cả các máy có thể in dễ dàng. hoặc muốn trao đổi thông tin qua lại với nhau, chỉ cần đưa lên server một thư mục dữ liệu chung là tất cả các máy trạm có thể dùng..ngoài ra còn dùng làm webmail trao đổi lẫn nhau..hay chạy website, một phần mềm chuyên dụng riêng..và mạng kết nối máy tính này gọi là mạng LAN..

Vậy server gồm những hãng nào? đó là gồm Sun, IBM, HP, Dell, CompaQ,..nhưng Sun của hãng SUN MICROSYSTEM ( hãng sản xuất phần mềm Java, Unix Solaris, Openoffice, My SQL,...) là tốt hơn cả, cùng hệ điệu hành UNIX SOLARIS,và thương được dùng trong những ứng dụng cao..với công nghệ vượt trội, dù giá có cao hơn một chút.

Một server có giá từ 60 triệu đến 10 tỷ đồng.

Ý nghĩa của proxy



Proxy không chỉ có giá trị bởi nó làm được nhiệm vụ của một bộ lọc thông tin, nó còn tạo ra được sự an toàn cho các khách hàng của nó, firewal Proxy ngăn chặn hiệu quả sự xâm nhập của các đối tượng không mong muốn vào máy của khách hàng. Proxy lưu trữ được các thông tin mà khách hàng cần trong bộ nhớ, do đó làm giảm thời gian truy tìm làm cho việc sử dụng băng thông hiệu quả.

Proxy server giống như một vệ sĩ bảo vệ khỏi những rắc rối trên Internet. Một Proxy server thường nằm bên trong tường lửa, giữa trình duyệt web và server thật, làm chức năng tạm giữ những yêu cầu Internet của các máy khách để chúng không giao tiếp trực tiếp Internet. Người dùng sẽ không truy cập được những trang web không cho phép (bị cấm).

Mọi yêu cầu của máy khách phải qua Proxy server, nếu địa chỉ IP có trên proxy, nghĩa là website này được lưu trữ cục bộ, trang này sẽ được truy cập mà không cần phải kết nối Internet, nếu không có trên Proxy server và trang này không bị cấm, yêu cầu sẽ được chuyển đến server thật, DNS server… và ra Internet. Proxy server lưu trữ cục bộ các trang web thường truy cập nhất trong bộ đệm để giảm chi phí kết nối, giúp tốc độ duyệt web nhanh hơn.

Proxy server bảo vệ mạng nội bộ khỏi bị xác định bởi bên ngoài bằng cách mang lại cho mạng hai định danh: một cho nội bộ, một cho bên ngoài. Điều này tạo ra một “bí danh” đối với thế giới bên ngoài và gây khó khăn đối với nếu người dùng “tự tung tự tác” hay các hacker muốn xâm nhập trực tiếp máy tính nào đó.

Chức năng của proxy



Một số hãng và công ty sử dụng proxy với mục đích: Giúp nhiều máy tính truy cập Internet thông qua một máy tính với tài khoản truy cập nhất định, máy tính này được gọi là Proxy server. Chỉ duy nhất máy Proxy này cần modem và account truy cập internet, các máy client (các máy trực thuộc) muốn truy cập internet qua máy này chỉ cần nối mạng LAN tới máy Proxy và truy cập địa chỉ yêu cầu. 

Những yêu cầu của người sử dụng sẽ qua trung gian proxy server thay thế cho server thật sự mà người sử dụng cần giao tiếp, tại điểm trung gian này công ty kiểm soát được mọi giao tiếp từ trong công ty ra ngoài internet và từ internet vào máy của công ty. Sử dụng Proxy, công ty có thể cấm nhân viên truy cập những địa chỉ web không cho phép, cải thiện tốc độ truy cập nhờ sự lưu trữ cục bộ các trang web trong bộ nhớ của proxy server và giấu định danh địa chỉ của mạng nội bộ gây khó khăn cho việc thâm nhập từ bên ngoài vào các máy của công ty.

Đối với các nhà cung cấp dịch vụ đường truyền internet: Do internet có nhiều lượng thông tin mà theo quan điểm của từng quốc gia, từng chủng tộc hay địa phương mà các nhà cung cấp dịch vụ internet khu vực đó sẽ phối hợp sử dụng proxy với kỹ thuật tường lửa để tạo ra một bộ lọc gọi là firewall proxy nhằm ngăn chặn các thông tin độc hại hoặc trái thuần phong mỹ tục đối với quốc gia, chủng tộc hay địa phương đó. Địa chỉ các website mà khách hàng yêu cầu truy cập sẽ được lọc tại bộ lọc này, nếu địa chỉ không bị cấm thì yêu cầu của khách hàng tiếp tục được gửi đi, tới các DNS server của các nhà cung cấp dịch vụ. Firewall proxy sẽ lọc tất cả các thông tin từ internet gửi vào máy của khách hàng và ngược lại.


Proxy server làm nhiệm vụ gì ?


Proxy là một Internet server làm nhiệm vụ chuyển tiếp thông tin và kiểm soát tạo sự an toàn cho việc truy cập Internet của các máy khách, còn gọi là khách hàng sử dụng dịch vụ internet. Trạm cài đặt proxy gọi là proxy server. Proxy hay trạm cài đặt proxy có địa chỉ IP và một cổng truy cập cố định. Ví dụ: 123.234.111.222:80.Địa chỉ IP của proxy trong ví dụ là 123.234.111.222 và cổng truy cập là 80.




Cách sử dụng proxy hiệu quả

Do các proxy có quy mô bộ nhớ khác nhau và số lượng người đang sử dụng proxy nhiều-ít khác nhau, Proxy server hoạt động quá tải thì tốc độ truy cập internet của khách hàng có thể bị chậm. Mặt khác một số website khách hàng có đầy đủ điều kiện nhân thân để đọc, nghiên cứu nhưng bị tường lửa chặn không truy cập được thì biện pháp đổi proxy để truy cập là điều cần thiết nhằm đảm bảo công việc. Do đó người sử dụng có thể chọn proxy server để sử dụng cho riêng mình. Có các cách chọn lựa cho người sử dụng. Sử dụng proxy mặc định của nhà cung cấp dịch vụ (internet), trường hợp này người sử dụng không cần điền địa chỉ IP của proxy vào cửa sổ internet option của trình duyệt trong máy của mình. Sử dụng proxy server khác (phải trả phí hoặc miễn phí) thì phải điền địa chỉ IP của proxy server vào cửa sổ internet option của trình duyệt.

Phân loại proxy – Đặc điểm từng loại.





HTTP Proxy

HTTP Proxy là một proxy server phổ biến nhất. Trước đây, với sự trợ giúp của loại Proxy này, ta chỉ có thể xem trang Web, hình ảnh, và tải file. Tuy nhiên, ngày ngay, các phiên bản chương trình mới (ICQ,..) đã biết cách làm việc xuyên qua các Proxy Server loại này. Bất kỳ phiên bản trình duyệt nào cũng có thể làm việc với chúng.

SOCKS Proxy

Các Proxy Server loại này biết cách làm việc với bất kỳ loại thông tin nào trên Internet (mạng dùng giao thức TCP/IP), tuy nhiên cách dùng của chúng trong các chương trình nên được chỉ rõ là có khả năng làm việc với Socks proxy. Cần phải có chương trình phụ thêm nào đó để dùng Socks Proxy với trình duyệt (các trình duyệt không biết cách làm việc xuyên qua các Socks proxy). Tuy nhiên, bất kỳ phiên bản ICQ nào (và nhiều chương trình thông dụng khác) cũng có thể làm việc hoàn hảo thông qua các Socks proxies.

CGI Proxy

Loại Proxy Server chỉ có thể được truy cập với trình duyệt mà thôi. Trong các chương trình khác, việc dùng loại proxy này là phức tạp (và người ta không cần thiết điều đó, vì đã có các HTTP proxies). Tuy nhiên, bởi loại proxy này lúc đầu được thiết kế là để làm việc với trình duyệt, người ta có thể dùng nó một cách rất đơn giản. Hơn thế nữa, ta có thể tạo cấu trúc chuỗi từ các proxy loại này một cách khá dễ dàng.

FTP proxy

Loại proxy này được chuyên biệt hóa để chỉ làm việc với các máy chủ truyền file (FTP servers), ta có thể dùng các proxy loại này trong hầu hết các trình quản lý file (FAR. Windows Commander, v,v.), các trình tải file thông dụng (CuteFTP, GetRight, v,v.) và trong các trình duyệt.

Hoạt động của Proxy Server



Nguyên tắc hoạt động cơ bản của proxy Server là : Proxy server xác định những yêu cầu từ phía client và quyết định đáp ứng hay không đáp ứng, nếu yêu cầu được đáp ứng, proxy server sẽ kết nối tới server thật thay cho client và tiếp tục chuyển tiếp đến những yêu cầu từ client đến server, cũng như đáp ứng những yêu cầu của server đến client.



Để hiểu rõ hơn cơ chế hoạt động của Proxy Server chúng ta tìm hiểu về phân loại các hệ thống proxy.

Dạng kết nối trực tiếp

Phương pháp đầu tiên được sử dụng trong kỹ thuật Proxy là cho người sử dụng kết nối trực tiếp đến Firewall Proxy, sử dụng địa chỉ của Firewall và số cổng của Proxy (ví dụ  proxy 221.7.197.130:3128 cổng của proxy là 3128), sau đó Proxy hỏi người sử dụng cho địa chỉ của host hướng đến, đó là một phương pháp brute force (vét cạn) sử dụng bởi Firewall một cách dễ dàng.

Và đó cũng là một vài nguyên nhân tại sao nó là phương pháp ít thích hợp.

Trước tiên, yêu cầu người sử dụng biết địa chỉ của Firewall, kế tiếp nó yêu cầu người sử dụng nhập vào hai địa chỉ cho mỗi sự kết nối: Địa chỉ của Firewall và địa chỉ của đích hướng đến. Cuối cùng nó ngăn cản những ứng dụng hoặc những nguyên bản trên máy tính của người sử dụng điều đó tạo ra sự kết nối cho người sử dụng, bởi vì chúng sẽ không biết như thế nào điều khiển những yêu cầu đặc biệt cho sự truyền thông với Proxy.

Dạng thay đổi client

Phương pháp kế tiếp sử dụng Proxy setup phải thêm vào những ứng dụng tại máy tính của người sử dụng. Người sử dụng thực thi những ứng dụng đặc biệt đó với việc tạo ra sự kết nối thông qua Firewall. Người sử dụng với ứng dụng đó hành động chỉ như những ứng dụng không sửa đổi. Người sử dụng cho địa chỉ của host đích hướng tới. Những ứng dụng thêm vào biết được địa chỉ Firewall từ file config (file thiết lập) cục bộ, cài đặt sự kết nối đến ứng dụng Proxy trên Firewall, và truyền cho nó địa chỉ cung cấp bởi người sử dụng. Phương pháp này rất có hiệu quả và có khả năng che dấu người sử dụng, tuy nhiên, cần có một ứng dụng Client thêm vào cho mỗi dịch vụ mạng là một đặc tính trở ngại.

Thứ Tư, 3 tháng 6, 2015

Cloud Server là sản phẩm thay thế hoàn hảo cho VPS




Cloud Server đem lại nhiều lợi ích hơn Cloud VPS nhờ vào số lượng server sử dụng trong một cụm. 

Nếu như việc kinh doanh của bạn phụ thuộc nhiều vào nguồn dữ liệu của mình, Cloud Server là giải pháp phù hợp nhất dành cho bạn.

- VPS được khởi tạo và chạy trên một Server vật lý, vì thế khi Server vật lý bị lỗi hoặc vào những giờ cao điểm Server vật lý thường bị treo dẫn đến VPS sẽ tạm ngưng hoạt động. Ở Cloud Server tất cả các thành phần đều được thiết lập dự phòng, và tự động thay thế khi bị hư hỏng đảm bảo hoạt động bình thường nên hệ thống thông tin của bạn luôn an toàn và sẵn sàng 24/7.

- Với VPS, bạn không được đảm bảo lượng tài nguyên phần cứng mà bạn trả tiền, vì những người khác trong cùng một nốt VPS có thể sử dụng qua tài nguyên của bạn. Điều này không hề xảy ra với Cloud Server, bạn có được nguồn tài nguyên đảm bảo và luôn sẵn sàng khi bạn cần.

- Ở VPS khi cần mở rộng hay thu hẹp tài nguyên phải tiến hành nâng cấp máy chủ vật lý tạo ra VPS, rất mất thời gian và chỉ mở rộng một lượng nhất định. Với Cloud Server bạn còn có thể thoải mái điều chỉnh cấu hình của Cloud Server bất kỳ lúc nào.

- VPS ảo hóa từ một máy chủ vật lý nên cách thức vận hành và năng suất không đạt được như mong muốn của người dùng. Cloud server hình thành từ một hạ tầng ảo hóa được xây dựng từ các công nghệ hàng đầu của Cisco, Netapp, Vmware…đảm bảo về cách thức vận hành, tốc độ xử lý nhanh và cho năng suất tối đa.

VPS là gì?VPS được dùng để làm gì?


VPS vốn rất quen thuộc với các nhà phát triển web, thiết kế web, webmaster, phát triển game, lập trình... Tuy nhiên việc sử dụng VPS chất lượng cao hay VPS Free không hề đơn giản như sử dụng shared hosting, mà nó đòi hỏi những hiểu biết và kỹ thuật nhất định, tương tự như quản lý một máy chủ (Thuê máy chủ riêng).




Vậy, VPS là gì?

VPS (Virtual Private Server) là dạng máy chủ ảo được tạo ra bằng phương pháp phân chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ khác nhau có tính năng tương tự như máy chủ riêng (dedicated server), chạy dưới dạng chia sẻ tài nguyên từ máy chủ vật lý ban đầu đó. Mỗi VPS là một hệ thống hoàn toàn riêng biệt, có một phần CPU riêng, dung lượng RAM riêng, dung lượng ổ HDD riêng, địa chỉ IP riêng và hệ điều hành riêng, người dùng có toàn quyền quản lý root và có thể restart lại hệ thống bất cứ lúc nào.

VPS được dùng để làm gì?

Ngày nay VPS được sử dụng rất rộng rãi trong doanh nghiệp lẫn những mô hình kinh doanh nhỏ lẻ

Nhưng thường thì VPS được sử dụng cho các nhu cầu sau:

- Máy chủ game (game server).

- Lưu trữ website đa dịch vụ (website bán hàng, website thương mại điện tử, các diễn đàn, các trang web có lượng truy cập lớn...)

- Phát triển platform.

- Máy chủ cho hệ thống email doanh nghiệp.

- Chạy các chương trình truyền thông trực tiếp.

- Tạo các môi trường ảo để lập trình, phân tích virus, nghiên cứu...

- Lưu trữ các dữ liệu: tài liệu, hình ảnh, video...

vps-dung-lam-gi

Nhược điểm của VPS?

- Hoạt động của VPS bị ảnh hưởng bởi hoạt động và độ ổn định của máy chủ vật lý tạo ra VPS.

- Việc sử dụng chung máy chủ vật lý khiến VPS của bạn bị phụ thuộc.

- Tốn thời gian và chi phí để nâng cấp tài nguyên và cũng không thể mở rộng nhiều.

- Cách thức vận hành và năng suất hoạt động của VPS không đạt được hiệu quả như mong muốn.

Làm cách nào để cài đặt extension PHP cho VPS Linux?




Như các bạn đã biết, VPS là một phân vùng riêng độc lập mà mỗi khách hàng có thể tùy ý chỉnh sửa cấu hình, cài đặt ứng dụng và triển khai theo ý muốn. Và khi các bạn cần cài đặt extension PHP, hãy lưu tâm các thông tin sau đây. Hi vọng sẽ hỗ trợ được nhu cầu của bạn.

Do đó VPS hoặc Server riêng do chính các bạn quản lý nên hiển nhiên sẽ sử dụng các control khác nhau để quản trị vì vậy các đường dẫn của PHP cũng khác nhau.

Trước tiên, chúng ta sẽ kiểm tra phiên bản PHP hiện tại bằng lệnh: php -v

Sau đó dùng lệnh: php -i|grep extension_dir để kiểm tra đường dẫn của folder extension, đi đến folder mà lênh vừa rồi trả về và tiến hành download file extension của PHP vào đây bằng lệnh wget.

Khi đã download file extension vào đúng folder, chúng ta dùng lệnh php -i | grep "Configuration File" để tìm đường dẫn file php.ini và chình sửa file này để thêm extension vừa download vào để sử dụng.

Ví dụ: Thêm dòng extension = phpshield.5.2.lin vào file php.ini

Khi đã hoàn tất hết các bước trên, chúng ta restart lại httpd và dùng lệnh php -i|grep ten extension để kiểm tra extension mới vừa cài vào đã chạy hay chưa.

Ví dụ: php -i|grep phpSHIELD

Sử dụng MySQL cho VPS




MySQL miễn phí, dùng ít tài nguyên hệ thống nhưng nếu không cấu hình đúng cách bạn sẽ không thể tối ưu VPS của bạn một cách tốt nhất. Trong tập tin cấu của MySQL bạn có thể điều chỉnh như sau:
innodb_flush_log_at_trx_commit

Giá trị = 0: InnoDB sẽ đẩy log xuống đĩa sau 01 giây, khi transaction kết thúc.

Giá trị = 1: Bạn nên chọn giá trị này nếu Website của liên tục update nhiều dữ liệu và giảm thiếu khả năng mất mát dữ vì log sẽ được ghi xuống đĩa ngay khi transaction kết thúc.

Giá trị = 2: Transaction Log sẽ được đẩy vào vùng cache tạm do hệ điều hành quản lý và được ghi xuống đĩa vào lúc hệ điều hành quyết định.

Đây là thông số quan trọng khi bạn sử dụng bảng MyISAM . Bạn nên đặt giá trị này tương đương với 30-40% tổng dung lượng bộ nhớ của VPS. Tuy nhiên, giá trị đúng nhất tùy thuộc vào kích thước indexes, mức tải và kích thước dữ liệu.

Điều bạn cần nhớ là MyISAM sử dụng bộ đệm của HĐH để làm bộ đệm cho dữ liệu cần truy xuất. Chính vì vậy bạn cần dành vùng nhớ cho nó một cách phù hợp. Hãy cho Website chạy và điều chỉnh giá trị này để so sánh.

Thông số này quan trọng khi bạn dùng bảng InnoDB. Bảng dạng này nhạy cảm với kích thước vùng đệm hơn là MyISAM. MyISAM có thể làm việc bình thường ngay cả khi key_buffer_size lớn hơn kích thước dữ liệu.

Vùng đệm của InnoDB dùng cho cả dữ liệu và indexes vì vậy bạn không cần dành vùng nhớ thêm cho HĐH, bạn có thể cấu hình giá trị tương đương 70-80% tổng dung lượng bộ nhớ của VPS nếu bạn thật sự cần hiệu năng của Database mạnh nhất.

Sử dụng Microsoft SQL Server như thế nào?




Bạn nên chọn các phiên bản miễn phí và nên chọn phiên bản mới nhất. Các bản mới nhất thường có ưu điểm là bảo mật tốt hơn và hiệu năng tốt cao hơn – dĩ nhiên là cũng hơi tốn bộ nhớ và dung lượng đĩa cứng thêm một chút. Truy cập Website của SQL Server để tìm phiên bản mới nhất:http://www.microsoft.com/en-us/sqlserver/default.aspx.

Để quản trị SQL Server, bạn có thể cài luôn bản Management Studio mới nhất (mặc dù đang dùng SQL Server cũ hơn) để khai thác thêm các tính năng quản trị. Nhớ rằng để cài SQL Express 2008, bạn cần cài .NET Framework 3.5 Service Pack 1 + Windows Installer 4.5.

Nếu muốn tiết kiệm không gian trên VPS, bạn có dùng ngay Management Studio trên máy tính riêng của mình, bản Management Studio 2008 chiếm gần 200MB sau khi cài đặt. Để kết nối với SQL Express từ xa, bạn cần thao tác như sau:

Remote vào VPS, mở Sql Server Configuration Manager

Chọn SQL Server Network Configuration, chọn tiếp Protocols for SQLEXPRESS (hoặc tên do bạn cho khi cài đặt)

Nhấn Double-Click lên khung bên phải ở mục TCP/IP để mở bảng TCP/IP Properties

Đặt giá trị Enabled = Yes

Listen All = Yes

IP Addresses –> IPAll –> TCP Port = 1433

Nhấn OK và khởi động lại SQL EXPRESS hoặc khởi động lại VPS.


Database Server dành cho VPS


Không phải lúc nào bạn cũng cần dùng đến Database Server. Nếu bạn tự phát triển Website, bạn có rất nhiều lựa chọn: SQL Server, MS Access, MySQL, Firebird, PostgreSQL, XML (một số Portal, Blog, Wiki được lập trình bằng ASP.NET chỉ cần dùng tập tin XML)...

Database Server được thiết kế để thuận tiện trong lưu trữ và khai thác dữ liệu có cấu trúc. Năng lực của nó tùy thuộc vào tốc độ xử lý của CPU và dung lượng bộ nhớ. Vậy bạn nên lựa chọn thế nào trong khi VPS bị giới hạn 2 tiêu chí này? Đa số khách hàng khi thuê Hosting thường đã có Website, vậy họ lựa chọn như thế nào?




Cài đặt Database Server lên VPS

Ưu điểm: Dễ khai thác, bảo mật và tiết kiệm chi phí

Nhược điểm: Tốc độ tùy thuộc vào VPS của bạn. Nếu dung lượng Database của bạn lên đến 500 MB, và Website có nhiều lượt truy cập thì bạn nên suy nghĩ lại. Tốc độ Database Server còn cũng phụ thuộc vào tốc độ đọc/ghi của đĩa cứng (đối với VPS là đĩa cứng ảo – không nhanh như đĩa cứng vật lý).

Thuê Shared Hosting có Database

Hiện nay Hosting ở Việt Nam chưa có dịch vụ cho thuê máy chủ Database, dịch vụ này ở nước ngoài giá cũng khá cao do chi phí bản quyền và đầu tư Server/Backup. Tuy nhiên bạn có thể đối phó bằng cách duy trì một gói dịch vụ Shared Hosting giá rẻ, chỉ để dùng Database.

Ưu điểm: Chi phí thấp, hiệu quả khá tốt

Nhược điểm: Phụ thuộc vào một máy chủ khác và đường truyền từ VPS của bạn đến máy chủ đó.

Thuê thêm VPS để chạy Database Server

Nghe có vẻ điên nhưng cũng không ít người dùng cách này.
Cho dù chọn giải pháp bạn cũng nên nhớ rằng hiệu năng của Database Server ảnh hưởng tốc độ nạp trang của Website, đơn giản vì mỗi khi trình duyệt yêu cầu trang nào, Website sẽ kết nối Database nhiều lần để hoàn tất việc xuất trang đó.


Nên cài đặt như thế nào để VPS chạy hiệu quả?



 Bỏ đi những Service không cần thiết khi cài VPS

Khi cài đặt Windows, bạn có thể thấy nó bật sẵn một số Service hỗ trợ mà bạn có thể tắt nó một cách an toàn. Chúng tôi từng cài một phiên bản Windows 2003 Standard, IIS 6, FTP và SMTP chỉ chiếm có 90 MB RAM.

Một số Service sau đây bạn có thể tắt:

Application Experience Lookup Service: Dùng để phát hiện mức tương thích của các ứng dụng (chỉ những sản phẩm của Microsoft). Bạn có thể tắt sau khi đã cài đặt xong tất cả ứng dụng.

Error Reporting Service: Thông báo lỗi phản hồi về cho Microsoft

FTP Publishing Service: Dịch vụ FTP đi kèm với Internet Information Server (IIS)

Indexing Service: Tìm kiếm File nhanh (chỉ có tác dụng với Explorer và một số ít ứng dụng khai thác nó)

IPSEC Services: Bạn vẫn có thể dùng Windows Firewall cho dù tắt dịch vụ này

Computer Browser

Simple Mail Transfer Protocol (SMTP): Dùng để gởi Email từ Website dùng ASP

Windows Audio

Performance Logs and Alerts

Printer Spooler

Wireless Zero Configuration

Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015

Bảo vệ thương hiệu Doanh nghiệp bằng Tên miền


Ngày nay, người sử dụng Internet tại Việt Nam rất quen thuộc với tên miền .com (tên miền quốc tế) và tên miền .com.vn (tên miền Việt Nam).

Và khuynh hướng này tạo nên giá trị của tên miền. Nếu bạn chọn một tên miền khác không phải hai tên miền tương ứng như trên, bạn có thể sẽ gặp một số vấn đề như sau:




Bị mất một số khách hàng tiềm năng. Vì theo thói quen, họ sẽ truy cập vào trang web .com hay .com.vn, nhưng đó không phải là trang web của bạn. Một tay đầu cơ nào đó mua tên miền này, lập ra trang web làm thiệt hại uy tín công ty bạn và ép bạn phải mua lại tên miền với giá cao.

Đối thủ cạnh tranh của bạn mua tên miền này, và lập ra trang web với thông tin sai lệch về công ty bạn. 
Uy tín thương hiệu của công ty bị giảm sút vì không sở hữu được tên miền theo tên công ty của mình. 
Các tranh chấp về tên miền có thể làm cho công ty mất nhiều thời gian và tiền bạc. Tóm lại, để bảo vệ thương hiệu của mình, bạn nên đăng ký hai tên miền .com và .com.vn tương ứng với tên công ty (hay tên sản phẩm). Và cũng có thể đăng ký thêm cả tên miền .net, .org nếu xét thấy việc này là cần thiết.

Tên miền quốc gia:

Tên miền cấp một quốc gia có phần cuối là 2 ký tự viết tắt của tên quốc gia hay vùng lãnh thổ. Ví dụ .vn, .uk, .fr... Khi bạn đăng ký tên miền này, thì đương nhiên người dùng sẽ biết ngay website của bạn đến từ nước nào.

Hiện nay không dễ gì đăng ký được một tên miền ưng ý. 

Tên miền quốc tế:

Bao gồm .com, .net, .org, .edu, .gov ... và những tên miền có đuôi mới như: .aero, .biz, .coop, .info, .museum, .name và .pro .Đối với người dùng Internet, tên miền này cho họ thấy website mà họ đang truy cập "mang quốc tịch" đa quốc gia. Điều đó cũng có nghĩa nếu công ty bạn có định hướng vào thị trường ngoài nước thì tên miền cấp một dạng này là thích hợp nhất.

ICANN chỉ định những công ty cấp phát tên miền, những công ty này tiếng Anh gọi là registra. Danh sách các nhà cung cấp tên miền được công bố trên website của ICANN.

Trừ những tên miền hạn chế mua như .aero, .coop, .museum, .gov, còn lại bạn có thể mua trực tiếp từ các registrar hay nhờ đơn vị thiết kế website mua hộ rồi bàn giao thông số quản trị lại cho bạn.

Đăng ký tên miền ở đâu?

Tên miền cấp một có phần cuối chỉ có "một chấm". Hiện nay ICANN là tổ chức quốc tế có uy tín duy nhất quản lý và phát triển hạ tầng kỹ thuật vận hành hệ thống tên miền này. Hệ thống tên miền cấp một (ví dụ .vn) cũng là gốc cho tên miền cấp hai (ví dụ .com.vn). Tên miền cấp một được người ta phân biệt ra thành hai loại hình nêu trên


Chọn tên miền đẹp dễ nhớ và tốt cho SEO


Ai cũng biết việc chọn cho tôi tên miền đẹp và dễ nhớ là rất dễ. Nhưng ngày nay, các tên miền đẹp và dễ nhớ đã bị mọi  người chọn và đăng ký rồi, cho nên vấn đề gặp phải là ứng  với ngành, lĩnh vực tôi đang và muốn làm website cho nó thì  chon tên miền sao cho phù hợp, đẹp, dễ nhớ & quan trọng nhất  là còn đăng ký được.




1. Đưa ra TOP 5 tên miền đẹp, dễ nhớ.

Làm  sao bạn có thể chọn đúng các từ khoá thuộc lĩnh vực tôi  đang làm. Đơn giản, bạn hãy dùng các công cụ từ khoá để liệt  kê ra TOP 10 hoặc TOP 5 các từ khoá liên quan.

Tiếp đến, bạn lên các Websites đăng ký tên miền, tìm kiếm và liệt kê ra  các tên miền đẹp nhất (Tất nhiên là chưa có ai đăng ký à). Tốt  nhất là chọn ra khoảng TOP 5 tên miền và sau đó dùng phương  pháp loại trừ để chọn ra 1 tên miền ưng ý nhất (Nếu bạn là  tập thể thì đưa ra bầu chọn 5 tên miền và lấy tên miền có  nhiều bầu chọn nhất). Các tên miền có thể chỉ lấy 1 cái duy  nhất hoặc cũng có thề chọn cả 5 với đều kiện là Chỉ lấy 1  tên miền làm chính.

Chẳng hạn, bạn đang hoạt động trong  lĩnh vực Bất Động Sản, thì bạn sẽ nghĩ ngay đến từ khoá: bat  dong san, bds, nha dat, dat dai,....tuy nhiên đây chỉ là những cái  từ khoá chính, ngoài ra bạn có thể thêm ghép các từ khoá: the  gioi, tim, tim kiem, buon ban, thi truong, mua ban, trung tam,....vào  các từ khoá chính nói trên.

Thế thì tôi sẽ tìm kiếm  các tên miền đẹp nhật từ đấy và tôi liệt kê ra TOP 5 nha (Tất  cả các tên miền tôi cho nó là chưa có ai đăng ký nha - cứ vậy  nha đừng có hỏi nhiều không trả lời được):

Cuối  cùng tôi dùng phương pháp loại trừ (ở đây tôi 1 tôi nên mới  dùng thế - chứ mà có đông người là đưa ra bầu chọn đàng hoàng  à nha) - tôi quyết định chọn cái tên miền đẹp mà ai cũng mơ  ước www.nhadat.com(Vợt vai vép Nhà đất chấm cơm).

Tại sao  tôi lại chọn nó, vì theo như thống kê của các cỗ máy tìm  kiếm, người ta lên internet để tìm kiếm thông tin liên quan đến  bất động sản, nhà cửa đất đai thì người ta tìm nhà đất nhiều  nhất. Vậy tại sao tôi không lấy cái tên www.batdongsan.com? vì từ  khoá bất động sản nằm sau cái nhà đất. Điều này chứng tỏ  rằng tôi sẽ có cơ hội tăng traffic từ cỗ máy tìm kiếm với từ  khoá nhà đất và các từ khoá liên quan

2. Tên miền chỉ tôi tôi có à:

Đừng  có chọn tên miền mà trùng hoặc gần giống với người ta, nó  gây ra nhầm lẫn hoặc nghe không hay đâu. Ví dụ nếu cái tên miền  www.nhadat.com mà có ai mua rồi thì đừng nên chọn mua cái  www.nhadat1.com, www.nhadat2.com, www.nhadat3.com,....như vậy tôi có  thể chọn hàng trăm, hàng ngàn, hàng tỉ, hàng hàng,...tên miền  na ná như thế.

Do đó, tên miền phải là duy nhất và không  gây nhầm lẫn là tốt nhất.

3. Chọn cái đót com đi:

Giả sử  cái www.nhadat.com đã bị đăng ký mất nhưng nhadat.net hoặc  nhadat.org hoặc chấm cái khác nó còn, nhưng tai sao tôi lại không  chọn nó đi vì nếu bạn chọn thì cho dù bạn có chiến dịch  quảng cáo marketing hay đến mức là website bạn nổi tiếng như  vnexpress.net thì vẫn có người nhầm lẫn đánh vnexpress.com (đảm  bảo là có ai dám nói không có xem nào).

Do đó, ưu tiên ưu  tiên và ưu tiên chọn chấm com.

4. Chọn cái dễ gõ trên bàn phím í:

Nhiều  cái tên miền đẹp ngắn gọn, dễ nhớ nhưng khó gõ trên bàn phím  pà cố. Chẳng hạn như: buonbannhadat.com, buonbanle.com khó gõ  lắm nha đừng có giỡn - Nói tóm lại là chọn tên miền càng gõ  ít càng tốt như AAA.com, ACB.com, cnn.com,...

Vậy là có tên  miên dễ gõ rùi đó nha.

5.  Chọn cái dễ nhớ luôn

Cái nào dễ nhớ so  với mọi người, đối tượng mà bạn nhấm tới. Đừng nên chọn cái  tên miền gây khó nhớ và nhầm lẫn với cái khác. Ví dụ như:  nhadatdothi.com - dễ nhớ đối với những người quen với nó nhưng  sẽ khó nhớ đối với những người không xem đó là từ khoá thông  dụng.

6. Giữ độ ngắn của tên miền đến mức có thể:

tôi  có thể chọn: muabannhadat.com, thegioinhadat.com,  timkiemnhadat.com,...nhưng để tối ưu và ngắn gọn hơn tôi quyết  định chọn www.nhadat.com.

7.  Chọn cái tên miền có nội dung cho người ta mong đợi:

Nhiều  tên miền tưởng chừng vào nó sẽ tìm được những cái hay, cái  liên quan đến tên miền nhưng thật ra thì không phải. Đừng bao  giời làm thất vọng sự mong đợi của người truy cập lần đầu  tiên vào website. Tôi thích cái www.nhadat.com, www.vieclam.com,  www.muaban.com,....vì vào đó sẽ có những thông tin lên quan tôi  muốn tìm. Những Google.com, Monster.com,...phải mất thời gian và  đầu tư lâu dài họ mới có định hướng đúng như ngày hôm nay.

Vậy  thêm 1 cái thủ thuật nữa là chỉ chọn tên miền đúng với nội  dung cung cấp

8.  Chú ý những từ khoá quy phạm luật tên miền:

Có  thể bạn có 1 cái tên miền rất đẹp, bạn đã đăng ký nó ở  nước ngoài, nó có thể giết chết doanh nghiệp hoặc website của  bạn khi đi đăng ký thì tên miền của bạn thuộc danh sách đen  (như: muabanlon.com - mua bán lớn - những tên miền quy phạm thuần  phong mỹ tục Việt Nam)

Bạn nên tham khảo luật đăng ký tên  miền trước khi quyết định mua để khỏi phải phí thời gian vô  ích.

9. Chọn cái  gần với Thương hiệu của bạn:

Bạn đã đăng  ký thương hiệu, nhưng nhỡ may cái tên miền ứng với thương hiệu  đó đã bị đăng ký mất, vậy thì làm sao? Có gì đâu bạn thêm  cái gì đó vào - bạn cho đó là có ý nghĩa.

Giống như  cái ông SQuangCao.com cái tên miền www.quangcao.com người ta đăng  ký mất, ổng không biết đăng ký cái nào nên ổng đăng ký cái  SQuangCao.com - Chuyên về quảng cáo.

10. Bỏ cái dấu nối (-) và số đi nha

Nhiều  người khi đăng ký tên miền luôn thêm cái dấu gạch nối (-) hoặc  số vào, nó không có tốt, nó gây cho người ta khó nhớ. Ví dụ:  www.nha-dat.com, www.nhadat360.com,...kho nho hon la muabannhadat.com à  - và người ta thường gõ liền nhau các tên miền. Nên đừng chọn  cái tên miền có dấu gạch (-) và có số (0, 1, 2,...).

11. Đừng có chọn tên miền  có những từ so sánh hay chuỗi từ:

Những  từ này thường gây cho người ta dễ dàng nhầm lẫn và ác cảm  cái gì tôi cũng hơn, hay chỉ tồn tại ở một thời gian duy  nhất. Ví dụ như www.hotnhat.com, nhadat2007.com,...nó sẽ không tốt  đâu và sẽ có hàng tỉ tên miền tương tự thế.

12. Sử dụng cái trang tìm  kiếm tên miền có nhiều ưu điểm nhất:

Chọn  cái trang check tên miền với nhiều tính năng và nhanh nhất. Nó  có thể đưa ra cho bạn các giải pháp và các tên miền liên quan  ứng với những từ thông dụng nhất.Chọn cái sites tìm tên miền  nhanh và dễ nhất như http://ajaxwhois.com/

Tuy nhiên, đừng  có đăng ký thông qua các sites này mà hãy chon nhà đăng ký uy  tính nhất.

Vậy là tôi đã chọn được cho tôi cái tên  miền đẹp, dễ nhớ và tốt cho SEO

Kinh nghiệm chọn và đăng ký tên miền


1. Tên miền càng ngắn càng tốt

Tên miền càng ngắn càng tốt, ví dụ: iti.vn | tintuc.vn | sms.vn..., tên miền ngắn sẽ dễ nhớ, dễ gõ và khách hàng dễ tìm thấy Website của bạn trên Internet.




2. Tên miền phải dễ nhớ và không viết sai

Tên miền ngắn nhưng phải dễ nhớ, dễ đọc và không thể viết sai. Tên miền tốt là tên miền có từ gợi nhớ hoặc liên quan đến lĩnh vực hoạt động của bạn, ví dụ: iti.vn | thietkehay.com ... Các tên miền gần gũi với đời sống, tên miền đặc biệt, ngộ nghĩnh, ấn tượng rất đáng để quan tâm.

3. Tên miền liên quan đến sản phẩm, thương hiệu, tên công ty của bạn 

Điều này giúp nhiều khách hàng biết đến sự hiện diện của bạn trên mạng Internet. Ví dụ như: iti.vn | hostnhanh.com | thietkehay.com....Tuy nhiên bạn thường khó chọn được đúng tên miền mình muốn do tên miền đã bị chủ thể khác đăng ký, gặp tình huống này cách tốt nhất mà không tốn thêm một đồng chí phi nào đó là bạn hãy để nhân viên Hostnhanh tư vấn cho bạn.

4. Đăng ký tên miền theo kiểu "bao vây tên miền"

Ðăng ký nhiều tên miền theo kiểu "bao vây tên miền" chính để đối thủ không thể đăng ký tên miền tương tự gây nhầm lẫn với tên miền của bạn, có tác dụng tiêm phòng đây là cách hiệu quả nhất để bảo vệ thương hiệu của bạn.

5. Chọn tên miền Việt Nam hay Quốc tế

Nếu là doanh nghiệp Việt Nam hoặc doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, tên miền Việt Nam .vn | .com.vn | .net.vn... chắc chắn là sự lựa chọn tốt nhất. Trường hợp sản phẩm dịch vụ của Quý khách cung cấp cho thị trường toàn cầu nên đăng ký thêm các tên miền quốc tế .com | .net | .org...

6. Quy tắc đặt tên miền

- Tên miền gồm các ký tự từ a đến z, các chữ số từ 0 đến 9 và dấu -, không phân biệt chữ hoa, chữ thường.
- Tên miền không được nhiều hơn 63 ký tự (không bao gồm .vn | .com.vn | .net.vn | .com | .net | .org...)
- Không bắt đầu tên miền bằng dãy ký tự xn--
- Không bắt đầu hoặc kết thúc tên miền bằng dấu -
- Khoảng trắng và các ký tự đặc biệt khác đều không hợp lệ.