Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2015

Việt Nam chỉ mới có một nửa đám mây


Google Docs, iCloud, Dropbox, Mediafire, game online và vô vàn ứng dụng trực tuyến mà chúng ta sử dụng bấy lâu nay đều là có bản chất là điện toán đám mây. Nhưng có một thứ chung: đa phần chúng đều từ nước ngoài, trừ vài cái tên (rất ít) như dịch vụ chia sẻ file Fshare (fshare.vn), Tên lửa (tenlua.vn)… Nhưng đây mới là một mặt của điện toán đám mây. Điện toán đám mây có thể được định nghĩa khác nhau, nhưng tạm chia thành 2 mảng lớn: nền tảng và ứng dụng.




Thị trường điện toán đám mây trong nước đến nay hầu như chỉ dừng lại ở một mảng – cung cấp dịch vụ nền tảng. Tại sao chỉ là một nửa? Theo ông Hưng, vì nhu cầu thực tế thị trường chưa đủ lớn để nhà cung cấp đầu tư, tức là số lượng khách hàng còn ít, trong khi khoản đầu tư khá lớn. Đó là chưa kể áp lực cạnh tranh của các phần mềm trực tuyến miễn phí ngoài nước và phần mềm trái phép. Song cũng đã có một số đơn vị trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm tự xây dựng điện toán đám mây cho mình... Họ thấy được điểm lợi của công nghệ mới: Quản lý tập trung, chi phí cho hạ tầng và ứng dụng giảm đi 40% – 50%.

Với thị trường điện toán đám mây trong nước, theo IDC Online ước tính chỉ ở mức từ 3-5 triệu USD/năm. Từ đó thấy mảng ứng dụng điện toán đám mây chưa được khai thác tại Việt Nam là rất lớn. Ví dụ, dịch vụ email chạy trên nền điện toán đám mây của doanh nghiệp phải chi trả cho nhà cung cấp khoảng 1 USD/tháng, cộng thêm một số dịch vụ cộng thêm như Note, Contact, SMS... khoảng 2 USD/tháng, trung bình một nhân viên/người dùng chi khoảng 3 USD/tháng cho ứng dụng điện toán đám mây. Với một thị trường khoảng 4 triệu người, doanh nghiệp có thể đạt doanh thu 12 triệu USD/tháng, là con số không hề nhỏ đối với một doanh nghiệp trong nước.

Ông Phạm Thành Nam, phó giám đốc kỹ thuật Sao Bắc Đẩu, chia sẻ một trong những lý do khiến doanh nghiệp Việt chưa đến với ứng dụng đám mây là vì đặc thù kinh doanh và thói quen của Việt Nam khác với nước ngoài. Lối suy nghĩ truyền thống, muốn giữ "tài sản" trong nhà và quan ngại đến việc phải chuyển dữ liệu kinh doanh nhạy cảm lên mây cũng là lý do. Một nguyên do khác còn ở phía các nhà phát triển ứng dụng trong nước. Ứng dụng Việt cho người tiêu dùng (không phải cho doanh nghiệp) mang dáng dấp "xuề xòa": chưa chỉn chu, hấp dẫn về giao diện, chưa mạnh mẽ và phong phú về tính năng, chưa đủ độ tin cậy nếu người dùng phải bỏ dữ liệu cá nhân lên đó. Thị trường outsource phần mềm tại Việt Nam từng ở giai đoạn bùng nổ và nay cũng có rất nhiều đơn hàng từ nước ngoài, nhưng phần mềm trong nước lại bị rơi vào cảnh "chợ chiều" vì thói quen dùng phần mềm lậu của chính người dùng. Thương mại điện tử trong nước cũng ở giai đoạn giao thoa, lai giữa giao dịch bằng tiền mặt và giao dịch trực tuyến qua hàng loạt dịch vụ thanh toán như Ngân Lượng, Bảo Kim, 123Pay… bên cạnh thẻ cào nạp tiền các loại. Những yếu tố trên có thể xem là một trong những rào cản đối với sự phát triển của thị trường ứng dụng điện toán đám mây trong nước

Tuy mảng ứng dụng cho đám mây hướng đến người dùng cuối chưa được nhiều doanh nghiệp phát triển trong nước chú trọng thì mảng ứng dụng cho khối doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB) lại có những tín hiệu lạc quan hơn. Từ một công ty phát triển phần mềm kế toán cho doanh nghiệp Việt, MISA sớm nhận diện tiềm năng của điện toán đám mây và tập trung phát triển sản phẩm theo hướng này. Phần mềm quản trị doanh nghiệp hợp nhất AMIS.VN được MISA phát triển nên nền tảng điện toán đám mây. Đến nay, theo MISA, trong số khoảng 70.000 khách hàng trong khối doanh nghiệp, có đến 30.000 khách hàng đã chuyển sang AMIS.VN và công ty đặt chỉ tiêu tăng trưởng hàng năm 50% (Tham khảo: http://www.pcworld.com.vn/T1236749). Ngoài MISA, một số doanh nghiệp phần mềm khác cũng đang hướng đến đám mây và tập trung vào SMB như các PM kế toán của FAST, quản trị doanh nghiệp của ePacific, Lạc Việt, quản lý cửa hàng của EZ, HOSCO, quản trị doanh nghiệp của OneOffice, ASIA hay PM quản lý nhân sự của OOS (OOS.GHR), Hoàn Hảo, Thiên Hoàng (eHRM)...

0 nhận xét:

Đăng nhận xét