Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2015

Cho thuê máy chủ ảo ở trong nước như thế nào?






Máy chủ ảo VPS (virtual private server), trung tâm dữ liệu ảo hóa (virtual data center), thậm chí máy để bàn ảo hóa (virtual desktop) và nhiều giải pháp kèm theo như sao lưu dự phòng, cân bằng tải, quản trị… đa phần đều được các doanh nghiệp cung cấp đầy đủ. Thế mạnh của dịch vụ điện toán đám mây trong nước so với nước ngoài (như Amazon AWS, Microsoft Azure, IBM Cloud Computing, Google Compute Engine...) là những yếu tố dễ nhận thấy như: hỗ trợ dịch vụ rất tốt, không ảnh hưởng đường truyền Internet cáp quang quốc tế, băng thông cao (dĩ nhiên còn tùy vào nhà cung cấp dịch vụ đường truyền). Tuy vậy, giá cả của dịch vụ đám mây trong nước còn cao hơn gấp rưỡi so với các dịch vụ ở nước ngoài. Ví dụ, một thuê một máy chủ ảo VPS tại Việt Nam có cấu hình thấp nhất có mức giá trong khoảng 285.000 VNĐ/tháng (PAVietnam, chỉ áp dụng cho đăng ký 24 tháng), trong khi giá thuê một VPS của Digital Ocean 5 USD/tháng. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt chưa có đưa ra cách tính phí theo giờ như phần lớn dịch vụ nước ngoài, mà chỉ tính trọn giá theo tháng. Do vậy, các khách hàng thuê VPS với mục đích phát triển ứng dụng, thử nghiệm dịch vụ, demo sản phẩm… trong khoảng thời gian ngắn và không cố định thường chuyển sang dùng dịch vụ nước ngoài.

Giá rẻ, rất sát với nhu cầu (bật VPS mới tính tiền theo giờ) và thanh toán dễ dàng, thuận tiện là điểm mạnh của dịch vụ đám mây nước ngoài. Lý giải cho việc chênh lệch giá khá cao như vậy, ông Nam cho rằng do những nhà cung cấp nước ngoài triển khai trung tâm dữ liệu của họ với quy mô rất lớn và nhiều nơi, do đó giảm được giá thành thuê mỗi VPS. So với Việt Nam, trung tâm dữ liệu nhỏ nên chi phí vận hành cao, đẩy giá thuê VPS cao.

Tuy vậy, đặc thù của lối kinh doanh Việt Nam lại có lợi thế riêng. Ngoài việc có băng thông trong nước cao và hỗ trợ kỹ thuật 24/7, ông Huỳnh Trọng Văn, CEO của ODS, là nhà cung cấp nền tảng cho các công ty kinh doanh dịch vụ đám mây, trong đó có Mắt Bão, Nhân Hòa... cho biết các công ty cung cấp dịch vụ đám mây thường bám sát theo nhu cầu của khách hàng và báo giá phù hợp với nhu cầu đó. Đồng thời, vì quy mô nhỏ, không có nhiều khách hàng như những hãng nước ngoài nên việc quản lí cũng đơn giản hơn. Ví dụ, với Digital Ocean, VPS 5 USD/tháng có ngưỡng băng thông 1TB/tháng, nếu bạn dùng quá mức này, hệ thống tự động ngắt kết nối đến VPS. Nhưng với nhà cung cấp trong nước, hầu như không quy định về ngưỡng băng thông vì đơn giản là nhân viên kỹ thuật sẽ "du di" cho khách hàng để giữ chân. Hầu hết các nhà cung cấp trong nước đều kèm những dịch vụ về quản lý (như cơ sở dữ liệu, phát triển website...) cho khách hàng nếu có nhu cầu ngay trên nền tảng hạ tầng mà họ thuê, trong khi công ty nước ngoài thường không làm vậy. Do đó, nếu thuê VPS ở nước ngoài, doanh nghiệp vẫn cần có thêm một đội ngũ làm CNTT.

Một lí do mà nhiều doanh nghiệp còn ngại chuyển lên mây là làm thế nào di chuyển dữ liệu từ hệ thống cũ lên đám mây mà không làm gián đoạn việc kinh doanh, quản lý. Tại điểm này, các công ty cung cấp dịch vụ đám mây trong nước mới thể hiện đúng giá trị của họ so với các dịch vụ ngoài nước. Họ sẵn sàng hỗ trợ và đưa ra các mô hình điện toán đám mây phù hợp, như đám mây lai (hybrid cloud) khi kết hợp giữa 2 hệ thống máy chủ đặt tại doanh nghiệp và máy chủ trên mây và hỗ trợ xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình chuyển đổi hạ tầng công nghệ của doanh nghiệp.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét