Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2015

Mối quan hệ giữa server và Cloud Server


Bài viết dưới đây sẽ đi vào phân tích những lý do tại sao Cloud Server chiếm ưu thế hơn so với VPS để các cá nhân, doanh nghiệp có được cái nhìn toàn diện hơn trước khi quyết định thực hiện sự thay đổi trong quản lý công nghệ thông tin.




Trước hết, cần hiểu về bản chất của VPS và Cloud Server


- VPS (Virtual Private Server) là máy chủ ảo được khởi tạo từ một máy chủ vật lý. Một máy chủ vật lý có thể chia ra thành nhiều VPS để cho nhiều khách hàng khác nhau sử dụng.

- Cloud Server là một máy chủ ảo được khởi tạo từ một hạ tầng ảo hoá bao gồm nhiều máy chủ vật lý liên kết với nhau. Mỗi máy chủ vật lý (hay cụm máy chủ vật lý) đóng một chức năng riêng biệt như lưu trữ, vận hành, sao lưu, dự phòng, tường lửa… và có thể tự động thay thế cho nhau nếu như một trong các máy chủ vật lý khác gặp sự cố.

1. Tự động dự phòng

Nếu bạn là người quản lý máy chủ, bạn có muốn nó hoạt động 24/7/365? Chắc chắn rồi! Sẵn sàng 100% là điều tất cả chúng ta đều mong muốn ở một chiếc máy chủ.

Nếu bạn dùng VPS thì điều này khó được như mong muốn vì bản chất VPS được khởi tạo và phụ thuộc hoàn toàn vào máy chủ vật lý, nên khi máy chủ vật lý gặp sự cố thì chắc chắn VPS của bạn cũng sẽ ngừng hoạt động. Mà đối với máy chủ vật lý thì có vô số lý do để nó ngừng hoạt động ngay cả khi bạn đã phòng vệ tốt nhất như: mất điện, hư hỏng phần cứng, thiên tai lũ lụt, virus…

Nếu bạn ở trên “mây” thì bạn sẽ không bao giờ phải lo lắng về tính sẵn sàng của nó vì bản chất Cloud Server không phụ thuộc vào một máy chủ vật lý riêng biệt nào cả. Khi một máy chủ vật lý trong cụm máy chủ tạo nên hạ tầng cloud gặp sự cố thì cơ chế dự phòng cho phép các máy chủ vật lý khác tự động thay thế, đảm bảo hệ thống luôn luôn sẵn sàng.

 2. Lợi ích của sự linh hoạt

Hiện tại bạn cần bao nhiêu tài nguyên cho dữ liệu của mình? Sau 1 năm nữa bạn sẽ cần bao nhiêu? 3 năm nữa? 5 năm nữa? …

Có lẽ bạn sẽ nhanh chóng trả lời được câu hỏi đầu tiên và khó có thể trả lời được những câu hỏi đằng sau. Thị trường, chính sách, công nghệ rồi sẽ phát triển và tác động đến hoạt động kinh doanh của bạn, bạn không thể biết được trong tương lai quy mô của mình sẽ mở rộng đến đâu. Đối với VPS, nguồn tài nguyên của 1 máy chủ vật lý là có giới hạn và phải chia sẻ cho nhiều khách hàng khác nhau, nếu bạn muốn nhiều hơn thì phải chuyển sang một máy chủ vật lý khác, điều này sẽ tốn thời gian, dịch vụ của bạn sẽ bị gián đoạn. Còn đối với Cloud Server, sự mở rộng hay thu hẹp tài nguyên là không giới hạn và thực hiện gần như là ngay lập tức. Do vậy, dù kế hoạch, chiến lược phát triển của bạn trong tương lai có như thế nào thì Cloud Server vẫn  đáp ứng được.

 3. Tài nguyên thực sự

Bạn có biết rằng khi sử dụng VPS thì lượng tài nguyên  mà bạn đã trả tiền để sử dụng vẫn không được đảm bảo? Vì nhiều VPS được đặt trên cùng một máy chủ vật lý, nên khi nhu cầu của một khách hàng trên cùng node với bạn cao hơn tài nguyên mà họ được phép sử dụng thì họ sẽ phải lấn sang VPS của bạn, máy chủ của bạn sẽ bị thiếu hụt tài nguyên, đặc biệt là trong những giờ cao điểm.

Với Cloud Server thì bạn không cần phải lo lắng đến điều đó vì nguồn tài nguyên của bạn không bị chia sẻ với bất kỳ ai và hoạt động của các máy chủ khác không hề ảnh hưởng đến Cloud Server  của bạn.

 4. Hiệu suất hoạt động

Không phải ngẫu nhiên mà “đám mây” lại trở thành xu thế trong thời đại của chúng ta và được ứng dụng ở hầu hết các lĩnh vực. Công nghệ điện toán đám mây dựa trên kiến trúc phân phối, tận dụng các nguồn tài nguyên nhàn rỗi nơi này để tập trung xử lý công việc đang có nhu cầu ở nơi khác. Tốc độ tính toán tuyệt vời đó là điều một VPS thông thường không thể cho bạn.

 5. An toàn dữ liệu

Một máy chủ vật lý dù có được bảo vệ tốt đến đâu cũng không thể tránh khỏi những nguy cơ vật lý dẫn đến hư hại, hỏng hóc và bạn có nguy cơ bị mất hết dữ liệu. Mặt khác, nếu virus tấn công vào VPS của khách hàng trên cùng node với bạn thì chắc chắn rằng VPS của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Nhưng một khi đã sử dụng công nghệ “đám mây” thực sự của các nhà cung cấp uy tín thì bạn có thể yên tâm rằng dữ liệu của bạn đều được backup online lẫn offline, nên việc hỏng ổ cứng, thiên tai lũ lụt, virus dù có xảy ra cũng không ảnh hưởng đến an toàn dữ liệu của bạn.

 6. Bảo mật tuyệt đối

Giữa các biện pháp bảo mật của một máy chủ vật lý và một hệ thống bảo mật của hạ tầng ảo hoá công nghệ cao thì bạn chọn cái nào?

 7. Quản lý dễ dàng

Lúc nào bạn cũng muốn kiểm soát máy chủ của mình nhưng không phải lúc nào bạn cũng có ở văn phòng. Ưu điểm của “đám mây” là bạn có thể truy cập từ bất cứ nơi đâu, dù là ở văn phòng, trên đường đi hay ở nhà bạn cũng có thể theo dõi Cloud Server. Các nhà cung cấp Cloud Server thường sẽ cung cấp các phương thức quản lý khác nhau cho bạn từ cổng website đến các giao thức API như Remote Desktop, SSH hay ngay cả trên các thiết bị di động. Đó là điều mà  các nhà cung cấp VPS không thể làm được.

8. Dùng bất cứ hệ điều hành mẫu nào mà bạn muốn

Đối với các VPS khác nhau trên cùng một máy chủ vật lý, bắt buộc bạn phải cùng dùng chung một hệ điều hành. Khi bạn muốn chuyển đổi hệ điều hành thì bạn cần phải được chuyển sang một máy chủ vật lý khác, hoạt động của VPS bạn sẽ bị gián đoạn.

Cloud Server cho phép tuỳ chọn hệ điều hành vì nó không phụ thuộc vào các Cloud Server khác. Muốn chuyển đổi từ Windows sang Linux hay bất cứ hệ điều hành nào khác? Việc này sẽ được thực hiện rất dễ dàng và nhanh chóng.

 9. Tiết kiệm

Sự linh hoạt trong mở rộng và thu hẹp tài nguyên của Cloud Server sẽ kéo theo lợi ích kinh tế cho bạn. Bạn chỉ phải chi trả cho nguồn tài nguyên bạn thực sự cần và sử dụng, tránh được sự lãng phí vô ích.

Khi điện toán đám mây đang dần trở nên quan trọng trong cuộc sống, bạn có muốn mình hoặc doanh nghiệp của mình đứng ngoài đà phát triển của xã hội?



0 nhận xét:

Đăng nhận xét